Dịch vụ tư vấn thủ tục phá sản công ty cổ phần tại Bình Dương

Công ty cổ phần là một trong những loại hình kinh doanh được lựa chọn phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vì tình hình kinh doanh thua lỗ mà không thể tiếp tục hoạt động, khi đó doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục phá sản công ty cổ phần tại cơ quan có thẩm quyền. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định pháp luật liên quan để tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Vậy theo quy định, Thủ tục phá sản công ty cổ phần thực hiện như thế nào? Đối tượng nào phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty cổ phần? Dịch vụ tư vấn thủ tục phá sản công ty cổ phần tại Bình Dương ở đâu uy tín? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020

Khái niệm công ty cổ phần

Theo khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sẽ sở hữu cổ phần. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Lợi nhuận mà cổ đông nhận được từ việc sở hữu cổ phần là cổ tức;
  • Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu;
  • Công ty cổ phần có đầy đủ các yếu tố để được coi là có tư cách pháp nhân theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chính thức có tư cách pháp nhân.

Từ 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực đã có nhiều quy định mới liên quan đến công ty cổ phần.

Điều kiện công ty cổ phần tuyên bố phá sản

Theo quy định của pháp luật hiện hành: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.

Như vậy điều kiện để tuyên bố công ty cổ phần phá sản gồm 2 điều kiện sau:

  • Thứ nhất, công ty cổ phần đó đã mất khả năng thanh toán
  • Thứ hai, công ty cổ phần đó bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Đối tượng nào phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty cổ phần?

Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà công ty cổ phần không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

  • Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần khi công ty mất khả năng thanh toán.
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần khi công ty mất khả năng thanh toán.
    • Tòa án khác đã mở thủ tục phá sản đối với công ty mất khả năng thanh toán;
    • Chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và công ty mất khả năng thanh toán thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu và chủ nợ đã rút đơn yêu cầu;
    • Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Đồng thời, Thẩm phán phải thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và công ty mất khả năng thanh toán.

Hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty cổ phần

Hồ sơ mở thủ tục phá sản sẽ phụ thuộc vào đối tượng yêu cầu, bao gồm:

  • Đối với chủ nợ – xem chi tiết tại Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ;
  • Đối với người lao động, đại diện công đoàn – xem chi tiết tại Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn;
  • Đối với chính công ty cổ phần mất khả năng thanh toán – xem chi tiết tại Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của công ty mất khả năng thanh toán;
  • Đối với cổ đông, nhóm cổ đông – xem chi tiết tại Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần.

Thủ tục phá sản công ty cổ phần

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nộp tiền tạm ứng phí phá sản.

Bước 2: Bước tiếp theo là hòa giải và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp.

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiếp theo Tòa án trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn), tiếp đó tuyên bố Doanh nghiệp, bị phá sản trong trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối với trường hợp hòa giải trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản và sau cùng Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Bước 3: Tiến hành mở thủ tục phá sản.

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, tiếp đó thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản , sau đó xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.

Bước 4: Tiến hành hội nghị chủ nợ.

Triệu tập Hội nghị chủ nợ

Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ);

Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:

  • Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia HNCN vắng mặt;
  • Thông qua nghị quyết của HNCN về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ… Tiếp đó, tiến hành Phục hồi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp hoặc tiến hành Thủ tục thanh lý tài sản phá sản.

Bước 5: Phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP trong trường hợp sau khi tiến hành hội nghị chủ nợ nếu cần thiết.

Trong trường hợp cần thiết, Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Sau đó, Doanh nghiệp  đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi kinh doanh và hết thời hạn phục hồi hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 6: Nếu không phục hồi kinh doanh thì tiến hành ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Bước 7: Cuối cùng, công ty thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Thanh lý tài sản, phân chia tài sản cho các đối tượng theo thứ tự.

Thanh lý tài sản phá sản;

Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Thủ tục phá sản công ty cổ phần
Thủ tục phá sản công ty cổ phần

Nghĩa vụ trả nợ của công ty cổ phần khi phá sản

Tại điều 53, Luật phá sản năm 2014 có quy định:

“1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:

a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã”.

Lệ phí làm thủ tục phá sản công ty cổ phần

Lệ phí phải nộp khi thực hiện thủ tục phá sản

Khi công ty yêu cầu mở thủ tục phá sản thì lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,500,000 đồng (Danh mục Án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016).

Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.
  • Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Dịch vụ tư vấn thủ tục phá sản công ty cổ phần tại Bình Dương

Theo quy định hiện nay, việc thành lập công ty thì dễ mà thủ tục phá sản công ty cổ phần công ty thì khó. Các quy trình giải thể phức tạp từ lúc chuẩn bị hồ sơ cho đến nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, nếu không nắm rõ các quy định thì rất khó để thực hiện theo đúng pháp luật.

Luật sư Bình Dương cung cấp dịch vụ giải thể công ty nhằm giúp khách hàng giải quyết nhanh, gọn; chuẩn bị tất cả tài liệu, giấy tờ cho hồ sơ làm thủ tục phá sản công ty cổ phần. Không những thế, các khâu nộp hồ sơ hay nhận kết quả cũng được thực hiện trong dịch vụ này.

Phí dịch vụ tư vấn thủ tục phá sản công ty cổ phần tại Bình Dương tùy thuộc vào mức độ hoàn thành nghĩa vụ thuế/tờ khai với Nhà nước của Quý khách. Do đó, với mỗi trường hợp, chúng tôi sẽ lập và gửi bảng báo giá dịch vụ iêng cho từng khách hàng. Mức giá chúng tôi đưa ra cam kết đảm bảo phù hợp và tối ưu đối với khách hàng để quý khách có một trải nghiệm dịch vụ một cách hài lòng.

Tùy vào việc doanh nghiệp giải thể đã phát sinh hay chưa phát sinh hóa đơn, doanh thu mà chi phí dịch vụ sẽ khác nhau. Sau khi trao đổi và thống nhất giữa hai bên, Luật sư Bình Dương và Quý khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Luật sư Bình Dương

Lý do bạn nên sử dụng dịch vụ của Luật sư Bình Dương như sau:

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Bình Dương có tính cạnh tranh cao, tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm tối ưu đối với khách hàng.

Dịch vụ nhanh chóng: Với phương châm “Đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“, chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật sư Bình Dương sẽ bảo mật 100%. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhập hộ khẩu.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục phá sản công ty cổ phần” đã được Luật Bình Dương giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật Bình Dương chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ Ghi chú ly hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ mở thủ tục phá sản tại cơ quan nào?

Các đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ thực hiện gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền – xem chi tiết tại Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân.

Công ty cổ phần không trả lương thì nhân viên có quyền yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản công ty không?

Theo quy định, khi công ty cổ phần nợ lương nhân viên quá 03 tháng thì nhân viên, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty cổ phần mà họ làm việc.

Tòa án nào có quyền giải quyết thủ tục phá sản công ty cổ phần?

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
– Doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
– Doanh nghiệp có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
Do Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Đánh giá post

Related Articles

Trả lời