Xử phạt kinh doanh bóng cười như thế nào?

Trong những năm gần đây, trào lưu sử dụng bóng cười ở giới trẻ ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội Việt Nam. Đây thực chất là một loại khí được nén vào quả bóng tạo cho người sử dụng cảm giác vui vẻ, phấn khích. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các đối tượng sử dụng bóng cười tại các địa điểm công cộng như quán bar, quán karaoke,… Vậy liệu xét dưới góc độ pháp luật thì liệu Quán bar có được kinh doanh khí cười hay không? Xử phạt kinh doanh bóng cười như thế nào? Người hút bóng cười có bị xem là tội phạm không?

Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Quán bar có được kinh doanh khí cười hay không?

Anh M kinh doanh quán bar từ năm 2018. Dạo gần đây, có nhiều khách vào quán bar của anh M và hỏi anh M về việc mua bán bóng cười. Anh M thấy nhu cầu sử dụng bóng cười ngày càng tăng nên muốn kinh doanh, tuy nhiên anh băn khoăn không biết theo quy định hiện nay, Quán bar có được kinh doanh khí cười hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé:

Khí cười thực chất là một loại khí N2O (Dinitơ monoxide hay nitrous oxide) được nén hoặc bơm vào quả bóng.

Căn cứ Phụ lục II Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP như sau:

Tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về kiểm soát hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh chỉ được bán cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo các điều kiện sau đây:
    a) Tổ chức, cá nhân mua hóa chất để kinh doanh phải đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh quy định tại Điều 15 của Nghị định này;
    b) Tổ chức, cá nhân mua hóa chất để sử dụng phải đảm bảo đủ các yêu cầu quy định tại Chương V của Luật hóa chất.
    Theo quy định Điều 15 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp như sau:
  2. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.
  3. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
  4. Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng.
  5. Tổ chức, cá nhân chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép và có trách nhiệm duy trì đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn đáp ứng đủ điều kiện sẽ bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật hóa chất.
    Theo đó, khí cười thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và chỉ được dùng trong các lĩnh vực công nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định trên. Do đó, trường hợp quán bar báo nói đến thuộc trường hợp không đủ điều kiện kinh doanh khí cười.

Xử phạt kinh doanh bóng cười như thế nào?

Bóng cười có lẽ là khái niệm không còn xa lạ trong xã hội hiện nay. Tại một số địa điểm công cộng, có rất nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh loại bóng cười này. Tuy nhiên, đây là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật nước ta. Vậy cụ thể, theo quy định, Xử phạt kinh doanh bóng cười như thế nào, bạn đọc hãy cùng làm rõ nhé:

Căn cứ Khoản 6, Khoản 8 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 8 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp như sau:

  1. 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;

Xử phạt kinh doanh bóng cười
Xử phạt kinh doanh bóng cười

b) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

  1. bãi bỏ
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quy định về cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp khi có thay đổi về thông tin của cá nhân, tổ chức.
  3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh không đúng địa điểm, quy mô, chủng loại hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.”;
  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hoặc tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
    Tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
  3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân thực hiện. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
    Như vậy, hành vi kinh doanh khí cười, là chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp sẽ bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân. Đối với mức phạt tiền đối với tổ chức bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm này.
Xử phạt kinh doanh bóng cười
Xử phạt kinh doanh bóng cười

Người hút bóng cười có bị xem là tội phạm không?

Trước đến nay, khi nhắc đến các chất cấm chúng ta thường liên tưởng đến các loại chất kích thích như ma túy, cần sa, thuốc phiện,… Tuy nhiên gần đây trong xã hội lại xuất hiện một chất khí cũng tạo cảm giác vui vẻ cho người sử dụng đó chính là bóng cười. Vậy liệu xét dưới góc độ pháp luật, Người hút bóng cười có bị xem là tội phạm không, chúng ta hãy cùng làm rõ qua nội dung sau nhé:

Tại Điều 1 Nghị định 57/2022/NĐ-CP có quy định những danh mục các chất ma túy và tiền chất như sau:

Danh mục các chất ma túy và tiền chất
Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục các danh mục chất ma túy và tiền chất sau đây:
Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục II: Các chất ma túy được sử dụng hạn chế trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục III: Các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục IV: Các tiền chất (IVA: Các tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy; IVB: Các tiền chất là hóa chất, dung môi, chất xúc tác dùng trong quá trình sản xuất chất ma túy).
Như vậy, bóng cười không nằm trong danh mục chất ma túy và tiền chất nên chưa bị cho là cấm. Tuy nhiên hiện nay trong sản xuất, kinh doanh khí N2O đều bị hạn chế sử dụng. Người hút bóng cười sử dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe kể cả tính mạng.

Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 cũng chưa có quy định người hút bóng cười là tội phạm. Nhưng nếu người hút bóng cười có sản xuất, thu mua, bán cho người khác mà không có sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Xử phạt kinh doanh bóng cười” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Bình Dương luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là mẫu thỏa thuận giảm lương vui lòng liên hệ đến hotline. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện..

Câu hỏi thường gặp

Bán bóng cười có bị cấm không?

Bóng cười không nằm trong danh mục chất ma túy và tiền chất nên chưa bị cho là cấm. Tuy nhiên hiện nay trong sản xuất, kinh doanh khí N2O đều bị hạn chế sử dụng. Người hút bóng cười sử dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe kể cả tính mạng.

Người mua khí cười có vi phạm pháp luật không?

Khí cười là chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
Khí N2O không nằm trong Danh mục I Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền ban hành theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP.
Do đó, người sử dụng bóng cười sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật vì không nằm trong danh mục cấm.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles