Bồi thường về đất khi thu hồi đất nông nghiệp tại Bình Dương

Đất nước ta đang trong quá trình hiện đại hóa, do đó, việc thu hồi đất của người dân để tiến hành các dự án quy hoạch sử dụng đất ngày càng phổ biến trong xã hội. Một trong những loại đất bị thu hồi phổ biến chính là đất nông nghiệp. Lý do là vì các dự án quy hoạch thường diễn ra tại các vùng nông thôn nhằm đô thị hóa đất nước. Do đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định pháp luật hiện hành, Bồi thường về đất khi thu hồi đất nông nghiệp tại Bình Dương như thế nào? Giá đất để tính chi phí bồi thường khi thu hồi đất tại Bình Dương là bao nhiêu? Đối tượng nào được hỗ trợ ổn định đời sống khi thu hồi đất tại Bình Dương?

Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Bồi thường về đất khi thu hồi đất nông nghiệp tại Bình Dương như thế nào?

Hộ gia đình anh D canh tác trồng trọt và chăn nuôi trên thửa đất nông nghiệp đã hơn 10 năm nay. Gần đây, anh D nghe thông tin đất của anh sắp bị thu hồi do nhà nước sắp triển khai dự án làm đường tại địa phương. Do đó, anh D băn khoăn không biết liệu theo quy định hiện hành, Bồi thường về đất khi thu hồi đất nông nghiệp tại Bình Dương như thế nào, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương quy định về bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân như sau:

(1) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

– Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật Đất đai 2013 và diện tích đất do được nhận thừa kế;

– Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai 2013 thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

– Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2014) thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác theo quy định của pháp luật mà đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi.

+ Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai thì chỉ được bồi thường đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất nông nghiệp.

Đối với phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp thì không được bồi thường về đất nhưng được xem xét hỗ trợ theo quy định tại Điều 8 của Quy định này.

+ Thời hạn sử dụng đất để tính bồi thường đối với đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng có nguồn gốc được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được áp dụng như đối với trường hợp đất được Nhà nước giao sử dụng ổn định lâu dài.

(2) Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai.

Theo đó, diện tích đất nông nghiệp vượt quá hạn mức giao đất khi thu hồi đât thu hồi đất thì sẽ không được bồi thường về đất. Đối với trường hợp sử dụng đất trướng tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được bồi thường đối với phần diện tích đang sử dụng thực tế và phần diện tích được bồi thường này không được vượt quá hạn mức giao đất theo quy định của Luật Đất đai.

Thu hồi đất nông nghiệp tại Bình Dương
Thu hồi đất nông nghiệp tại Bình Dương

Giá đất để tính chi phí bồi thường khi thu hồi đất tại Bình Dương

Chị B được bố mẹ tặng cho thửa đất nông nghiệp tại tỉnh Bình Dương hơn 5 năm nay. Tuy nhiên, sắp tới tại địa phương này sẽ tiến hành dự án xây dựng trường đại học, thửa đất của chị B cũng bị thu hồi một phần diện tích. Khi đó, chị B thắc mắc không biết liệu theo quy định, Giá đất để tính chi phí bồi thường khi thu hồi đất tại Bình Dương là bao nhiêu, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Theo Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương quy định về giá đất để tính bồi thường như sau:

– Giá đất để tính bồi thường là giá đất cụ thể theo mục đích đang sử dụng của loại đất bị thu hồi, được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối với từng dự án

– Căn cứ vào hồ sơ khu đất cần định giá, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với các tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất tổ chức khảo sát, điều tra, xây dựng phương án giá đất (kèm theo báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất) báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định trình Hội đồng thẩm định giá đất thông qua, sau đó trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

– Đối với dự án thu hồi có các thửa đất liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi và thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự nhau sẽ xác định giá đất cụ thể theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đối với từng dự án trên cơ sở xác định giá đất của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất.

Như vậy, giá đất để tính mức bồi thường khi thu hồi đất là giá đất theo mục đích sử dụng được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định.

Thu hồi đất nông nghiệp tại Bình Dương
Thu hồi đất nông nghiệp tại Bình Dương

Đối tượng nào được hỗ trợ ổn định đời sống khi thu hồi đất tại Bình Dương?

Vừa qua, dự án làm đường cao tốc Bắc Nam được khởi công tại địa phương T, thửa đất nông nghiệp của chị C cũng thuộc diện bị thu hồi và bồi thường. Gần đây chị C nghe nói khi thu hồi đất, một số đối tượng sẽ được nhà nước hỗ trợ ổn định đời sống. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, đối tượng nào được hỗ trợ ổn định đời sống khi thu hồi đất tại Bình Dương, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Theo khoản 1 Điều 29 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 51/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương quy định về đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi thu hồi đất như sau:

– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp khi thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ ban hành Bàn quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp;

Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; giao đất lâm nghiệp khi thực hiện Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;

Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

– Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình quy định tại Điểm a Khoản này nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó;

– Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản này nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó;

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó;

+ Cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) không thuộc đối tượng quy định trên nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất nhưng không được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, không được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

+ Hộ gia đình vừa có nhân khẩu là cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) vừa có nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình đó thì nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

+ Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuất.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thu hồi đất nông nghiệp tại Bình Dương” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Bình Dương luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ đến hotline. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc khi bồi thường thu hồi đất tại Bình Dương được quy định như thế nào?

Theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
– Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 6 của Quy định này thì được bồi thường.
– Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
– Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế nào?

Có 3 loại thuế chính hộ kinh doanh phải nộp là: Lệ phí (thuế) môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Đánh giá post

Related Articles