Quy định tăng ca đêm được trả lương như thế nào?

Trong những dịp cận kề cuối năm, các công ty, tổ chức kinh tế nói chung đều trở nên bận rộn với các công việc còn tồn đọng trong năm chưa xử lý. Để hoàn tất đúng tiến độ, các công ty thường bắt buộc phải yêu cầu tập thể người lao động tăng ca đêm nếu cần thiết để làm việc. Khi đó, chế độ tiền lương tăng ca đêm cũng được trả cho nhân viên khác so với tăng ca ban ngày. Vậy cụ thể, pháp luật hiện hành quy định tăng ca đêm được trả lương như thế nào? Trường hợp nào được tính lương làm thêm giờ vào ban đêm? Người sử dụng lao động không trả đủ lương cho người lao động làm ca đêm có bị phạt?

Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Trường hợp nào được tính lương làm thêm giờ vào ban đêm?

Chị U là nhân viên kiểm toán tại một công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán. Vào dịp cuối năm, khối lượng công việc của công ty ngày càng tăng cao. Do đó chị U buộc phải làm thêm vào ban đêm để hoàn tất công việc. Tuy nhiên, chị U thắc mắc không biết liệu mình có được trả tiền lương làm thêm giờ không. Vậy cụ thể, pháp luật hiện hành quy định trường hợp nào được tính lương làm thêm giờ vào ban đêm, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Theo Điều 106 Bộ luật Lao động năm 2019, ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. Cùng với đó, Điều 107 Bộ luật này cũng nêu rõ thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường.

Do đó, người lao động được tính là làm thêm giờ vào ban đêm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Làm việc vào ban đêm sau giờ làm việc của ngày làm việc bình thường.

– Làm việc vào ban đêm của ngày nghỉ hằng tuần.

– Làm việc vào ban đêm của ngày nghỉ lễ (Ngày Chiến thắng 30/4, Ngày Quốc tế lao động 01/5, dịp Quốc Khánh 02/9, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch).

– Làm việc vào ban đêm của ngày nghỉ Tết (Tết Dương lịch, Tết Âm lịch).

– Làm việc vào ban đêm của ngày nghỉ có hưởng lương (Nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng).

Hiện nay Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định chung về giới hạn thời gian làm thêm giờ chứ không đề cập cụ thể đến thời gian làm thêm giờ vào ban đêm nên có thể hiểu rằng, thời gian làm thêm giờ vào ban đêm cũng được tính với làm thêm giờ vào ban ngày và đảm bảo không vượt quá thời gian làm thêm giờ tối đa:

Quy định tăng ca đêm
Quy định tăng ca đêm

Quy định tăng ca đêm được trả lương như thế nào?

Trong dịp Tết sắp tới là thời điểm để các công ty sản xuất bánh kẹo đẩy mạnh sản xuất vì nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng tăng cao trong thời gian này. Chị V là nhân viên của một công ty sản xuất bánh P, gần đây chị nhận được thông báo sắp tới toàn bộ nhân viên sẽ tăng ca nên chị V thắc mắc không biết liệu pháp luật hiện hành quy định trả lương tăng ca đêm cho người lao động như thế nào, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Người lao động làm ca đêm sẽ được tính cao lương cao hơn so với ca ngày do tính chất công việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, được hướng dẫn bởi Điều 55, Điều 56, Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm việc vào ban đêm như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

  1. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
  2. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Theo đó, lương làm ca đêm của người lao động được xác định như sau:

– Làm thêm giờ ban đêm của ngày làm việc bình thường:

  • Trước khi làm thêm giờ vào ban đêm, KHÔNG làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm=200%xTiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thườngxSố giờ làm thêm
  • Trước khi làm thêm giờ vào ban đêm, CÓ làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm=210%xTiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thườngxSố giờ làm thêm
Quy định tăng ca đêm
Quy định tăng ca đêm

– Làm thêm giờ ban đêm của ngày nghỉ hằng tuần:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm=270%xTiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thườngxSố giờ làm thêm

– Làm thêm giờ ban đêm của ngày nghỉ lễ:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm=390%xTiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thườngxSố giờ làm thêm

– Làm thêm giờ ban đêm của ngày nghỉ Tết:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm=390%xTiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thườngxSố giờ làm thêm

– Làm thêm giờ ban đêm của ngày nghỉ có hưởng lương:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm=390%xTiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thườngxSố giờ làm thêm

Người sử dụng lao động không trả đủ lương cho người lao động làm ca đêm có bị phạt?

Anh N là nhân viên kế toán tại doanh nghiệp X. Gần đây, anh N được ban lãnh đạo yêu cầu tăng ca vào ban đêm để hoàn tất các sổ sách giấy tờ trong năm tài chính. Tuy nhiên, anh N lại được trả lương tăng ca đêm như tăng ca trong ban ngày. Chị N thắc mắc không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, người sử dụng lao động không trả đủ lương cho người lao động làm ca đêm có bị phạt hay không, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Do đó, với trường hợp làm ca đêm, phía công ty cũng phải trả đủ tiền lương cho người đó theo đúng quyền lợi đáng được hưởng.

Trường hợp không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

  • Phạt từ 05 đến 10 triệu đồng: Nếu không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm cho 01 người đến 10 người lao động.
  • Phạt từ 10 đến 20 triệu đồng: Nếu không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm cho 11 người đến 50 người lao động.
  • Phạt từ 20 đến 30 triệu đồng: Nếu không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm cho 51 người đến 100 người lao động.
  • Phạt từ 30 đến 40 triệu đồng: Nếu không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm cho 101 người đến 300 người lao động.
  • Phạt từ 40 đến 50 triệu đồng: Nếu không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm cho 301 người lao động trở lên.

Mức phạt trên áp dụng cho cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Căn cứ khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc ban đêm sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Thời gian nghỉ này cũng được tính cho người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc thuộc khung giờ làm việc ban đêm (theo khoản 1 Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động cũng được tính vào thời giờ làm việc để hưởng lương nếu người lao động làm việc theo ca liên tục.

Theo khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, ca liên tục là ca làm việc có đủ các điều kiện sau:

  • Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ.
  • Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

Thời điểm nghỉ giữa ca đêm sẽ do người sử dụng lao động quyết định và bố trí vào lúc hợp lý nhưng không được sắp xếp thời gian nghỉ giữa ca vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định tăng ca đêm”, hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Luật sư Bình Dương với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Ca đêm được tính từ mấy giờ?

Điều 106 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về giờ làm việc ban đêm như sau: Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Theo quy định này, thời gian làm đêm được tính từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau.

Làm ca đêm được nghỉ bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động hiện hành, người lao động làm việc ban đêm sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Thời gian nghỉ này cũng được tính cho người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc thuộc khung giờ làm việc ban đêm (theo khoản 1 Điều 64 Nghị định 145 năm 2020).
Thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động cũng được tính vào thời giờ làm việc để hưởng lương nếu người lao động làm việc theo ca liên tục.
Theo khoản 3 Điều 63 Nghị định 145, ca liên tục là ca làm việc có đủ các điều kiện sau:
Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ.
Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
Thời điểm nghỉ giữa ca đêm sẽ do người sử dụng lao động quyết định và bố trí vào lúc hợp lý nhưng không được sắp xếp thời gian nghỉ giữa ca vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.

Đánh giá post

Related Articles