Cướp ngân hàng đi tù mấy năm theo quy định?

Tội phạm trong xã hội có xu hướng ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường, các hậu quả đối với cộng đồng ngày càng nghiêm trọng. Một trong những hành vi phạm tội phổ biến chính là trộm cướp tài sản. Các bọn trộm thường chú ý đến những cá nhân, tổ chức có nguồn tài chính dồi dào chẳng hạn như các tiệm vàng, các ngân hàng,… Nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Cướp ngân hàng đi tù mấy năm? Chỉ mới chuẩn bị để thực hiện cướp ngân hàng thì có bị phạt tù hay không? Che giấu người cướp ngân hàng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Cướp ngân hàng đi tù mấy năm?

Trên thực tế, các vụ cướp ngân hàng đã và đang gia tăng trong những năm gần đây. Hiện nay, mặc dù chưa có quy định nào về tội cướp ngân hàng nhưng hành vi cướp ngân hàng có thể bị truy cứu với tội danh cướp tài sản được quy định trong bộ luật hình sự. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, mức truy cứu hình sự đối với hành vi cướp ngân hàng đi tù mấy năm, độc giả hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau nhé:

Hành vi cướp ngân hàng được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội cướp tài sản

  1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
    đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
    g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    h) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
    c) Làm chết người;
    d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, đối tượng cướp ngân hàng có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

+ Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

+ Làm chết người;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Cướp ngân hàng đi tù mấy năm
Cướp ngân hàng đi tù mấy năm

Chỉ mới chuẩn bị để thực hiện cướp ngân hàng thì có bị phạt tù hay không?

Trong bối cảnh đại dịch vừa qua, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, người lao động vì vậy mà cũng bị thất nghiệp. Từ đó, trong xã hội có rất nhiều hành vi trộm cắp diễn ra vì túng thiếu, đặc biệt là hành vi cướp ngân hàng. Tuy nhiên, nếu chỉ mới chuẩn bị để thực hiện cướp ngân hàng thì theo quy định hiện hành, người đó có bị phạt tù hay không, độc giả hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau nhé:

Tại Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về chuẩn bị phạm tội như sau:

Chuẩn bị phạm tội

  1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
  2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
  3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hành vi cướp ngân hàng được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội cướp tài sản

  1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
    đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
    g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    h) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
    c) Làm chết người;
    d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cướp ngân hàng đi tù mấy năm
Cướp ngân hàng đi tù mấy năm

Theo đó, người chuẩn bị để thực hiện cướp ngân hàng vẫn có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Che giấu người cướp ngân hàng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nghĩa vụ phòng chống tội phạm không chỉ đặt ra đối với cơ quan chức năng mà còn đặt ra đối với công dân trong xã hội. Khi phát hiện hành vi phạm tội thì phải thông báo ngay với lực lượng chức năng. Tuy nhiên, thực tế cũng có nhiều trường hợp biết người phạm tội nhưng che giấu. Vậy trong trường hợp che giấu người cướp ngân hàng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, độc giả hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau nhé:

Tại Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về che giấu tội phạm như sau:

Che giấu tội phạm

  1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
  2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Như vậy, trừ trường hợp là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Người che giấu người có hành vi cướp ngân hàng sẽ bị truy cứu trách nhiệm về hành vi của mình.

Mời bạn xem thêm: Mẫu quyết định thôi việc cho nhân viên

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Cướp ngân hàng đi tù mấy năm?” hoặc các dịch vụ khác liên quan. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng súng cướp ngân hàng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì?

Thứ nhất, đối với hành vi sử dụng súng:
Đối với hành vi sử dụng súng cướp ngân hàng đã có nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể, đối với người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. 
Thứ hai, đối với hành vi cướp tài sản:
Căn cứ tại Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội cướp tài sản. Theo đó, tội cướp tài sản được thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn được mô tả như dùng vũ lực, đe dọa, dùng vũ lực ngay tức khắc; được các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể áp dụng trong trường hợp cướp ngân hàng là gì?

Các tình tiết giảm nhẹ có thể được áp dụng bao gồm:
– Tự thú: Người phạm tội thừa nhận tội danh của mình một cách tự nguyện.
– Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả: Người phạm tội có hành vi tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra hoặc khắc phục hậu quả do tội phạm.
– Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải: Người phạm tội thể hiện sự thành khẩn trong việc thú nhận tội và ăn năn hối cải về hành vi phạm tội.
– Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm: Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles