Bản án về thừa kế thế vị như thế nào theo quy định 2022?

Khi người để lại di sản cho con cháu của người đó nhưng không may con cháu của họ qua đời thì di sản sẽ được chuyến tiếp cho người khác. Cụ thể, di sản sẽ được chuyển sang cho người con cháu khác của người để lại di sản. Vậy cụ thể, pháp luật quy định về thừa kế thế vị như thế nào? Điều kiện hưởng thừa kế thế vị được quy định như thế nào? Hồ sơ khai nhận hưởng thừa kế thế vị gồm những giấy tờ gì? Quy định về nghĩa vụ của người hưởng thừa kế thế vị ra sao? Nội dung bản án về thừa kế thế vị như thế nào như thế nào? Mời quý khách hàng theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được giải đáp về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Thế nào là thừa kế thế vị?

Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Như vậy, thừa kế thế vị là trường hợp con thay thế vị trí của bố, mẹ để nhận thừa kế từ ông, bà nếu bố, mẹ chết trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà (cháu thừa kế thế vị). Phần di sản thừa kế mà người con được hưởng sẽ là phần di sản mà cha, mẹ đáng lẽ được hưởng nếu còn sống. Nếu người con cũng chết trước, hoặc chết cùng lúc với người để lại di sản thừa kế thì chắt thừa kế thế vị. Và ngoài ra người thừa kế thế vị phải là người ở hàng thừa kế thứ nhất với người đã chết.

Điều kiện hưởng thừa kế thế vị được quy định như thế nào?

Thừa kế thế vị thực chất là mối quan hệ giữa người được thế vị (người con của người chết để lại di sản) và người thế vị (cháu, chắt của người chết để lại di sản thừa kế) đối với tài sản mà của người chết để lại. Do đó, trường hợp thừa kế thế vị sẽ phát sinh khi có các điều kiện sau:

Người được thế vị phải là người con có đủ điều kiện hưởng thừa kế của người đã chết: Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, con đẻ, con nuôi là một trong nhưng đối tượng được ưu tiên đầu tiên hưởng thừa kế. Tuy nhiên, luật cũng quy định một số trường hợp họ không được quyền hưởng di sản tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, do đó nếu người con đã chết cùng lúc với bố, mẹ thuộc những trường hợp này thì những người thế vị của họ cũng sẽ không được hưởng di sản thừa kế, cụ thể đó là các trường hợp sau:

  • Ngược đãi, hành hạ, làm người để lại di sản bị chết hoặc tổn hại sức khỏe hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự đã bị kết án.  
  • Không thực hiện việc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản đúng với nghĩa vụ mà người con phải thực hiện. 
  • Cố ý thực hiện hành vi nhằm giết người thừa kế khác để hưởng di sản. 
  • Có những hành vi làm cho người để lại di chúc không lập được di chúc hoặc làm di chúc không đúng ý chí của người để lại di sản nhằm hưởng di sản của họ. 
bản án về thừa kế thế vị như thế nào
bản án về thừa kế thế vị như thế nào

Hồ sơ khai nhận hưởng thừa kế thế vị gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ khai nhận hưởng di sản thừa kế thế vị gồm:

– Hồ sơ khai nhận di sản của người thừa kế:

  • Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của từng người
  • Hộ khẩu
  • Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân
  • Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện);
  • Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản thừa kế.
  •  Giấy chứng tử của bố hoặc mẹ

– Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế:

  • Giấy chứng tử của người để lại di sản (hoặc) giấy báo tử (hoặc) bản án tuyên bố đã chết
  • Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân
  • Di chúc.

Quy định về quyền và nghĩa vụ của người hưởng thừa kế thế vị

Người hưởng thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ về tải sản do người chết để lại theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 , cụ thể:

– Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Nội dung bản án về thừa kế thế vị như thế nào?

Thành phần đương sự

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 06/2018/QĐ-PT ngày 27/02/2018 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Anh Nguyễn Thế T1; Sinh năm: 1976; Địa chỉ: Khối X, thị trấn T, huyện T, tỉnh Điện Biên (Có mặt tại phiên tòa).

2. Bị đơn: Anh Nguyễn Thế T2 (Tên gọi khác: Nguyễn Văn T2); Sinh năm: 1971; Địa chỉ: Khối X, thị trấn T, huyện T, tỉnh Điện Biên (Có mặt tại phiên tòa).

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Chị Nguyễn Thị N; Địa chỉ: Khối Y, thị trấn T, huyện T, tỉnh Điện Biên (Có mặt tại phiên tòa). 

3.2. Nguyễn Xuân C.

3.3. Nguyễn Thị Kim D.

3.4. Nguyễn Thị D1.

Cùng địa chỉ: Đội C, Thôn T3, xã N, huyện V, tỉnh Thái Bình.

Người đại diện theo pháp luật cho cháu Nguyễn Thị Kim D, Nguyễn Thị D1 là: Chị Phạm Thị S; Sinh năm: 1973; Địa chỉ: Đội C, Thôn T3, xã N, huyện V, tỉnh Thái Bình (Có mặt tại phiên tòa).

Người đại diện theo ủy quyền cho chị Phạm Thị S, cháu Nguyễn Xuân C là: Anh Nguyễn Thế T; sinh năm: 1976; địa chỉ: Khối X, thị trấn T, huyện T, tỉnh Điện Biên (Có mặt tại phiên tòa).

3.5. Chị Hoàng Thị N1; Địa chỉ: Khối X, thị trấn T, huyện T, tỉnh Điện Biên (Có mặt tại phiên tòa).

4. Người kháng cáo: Anh Nguyễn Thế T2 – là bị đơn trong vụ án.

Nội dung vụ án

Theo đơn khởi kiện ngày 05/5/2017 và trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn anh Nguyễn Thế T1, đồng thời là người được chị Phạm Thị S và cháu Nguyễn Văn C ủy quyền trình bày:

Bố mẹ anh là ông Nguyễn Thế M và bà Bùi Thị H. Bà H chết ngày 28/8/2014, ông M chết ngày 28/10/2016. Ông M và bà H có 4 người con là: Chị Nguyễn Thị N, anh Nguyễn Thế T2, anh Nguyễn Thế T1, anh Nguyễn Thế T5 (chết ngày 23/9/2013). Anh T5 có 3 người con là: cháu Nguyễn Xuân C, cháu Nguyễn Thị Kim D, cháu Nguyễn Thị D1.

Khi chết ông M, bà H không để lại di chúc về tài sản. Di sản ông M, bà H để lại gồm có:

– Diện tích đất ở 182m2  và đất vườn có diện tích 381m2  theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: CH 01059 do UBND huyện T cấp ngày 08/7/2016; người sử dụng đất: Ông Nguyễn Thế M; địa chỉ thửa đất: Khối 20/7, thị trấn T, huyện T, tỉnh Điện Biên. Trên đất có một ngôi nhà 03 gian gỗ, lợp prôximăng, nền xi măng, nhà cũ. Đối với phần đất ở, đất vườn, cây cối, nhà ở trên đất anh em đã chia nhau bằng hiện vật theo biên bản thỏa thuận ngày 03/3/2017 có sự chứng kiến xác nhận của UBND thị trấn T, huyện T, tỉnh Điện Biên. Đến nay anh T1 vẫn giữ quan điểm chia như biên bản thỏa thuận ngày 03/3/2017.

– Đất trồng cây lâu năm (đất đồi): Khoảng 600m2 (sau khi thẩm định thực tế diện tích đất là 749,4m2), trên đất có các loại cây lâu năm, đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc đất là do bà Nguyễn Thị L cho ông Nguyễn Thế M và bà Bùi Thị H. Địa chỉ thửa đất tại Khối X, thị trấn T, huyện T, tỉnh Điện Biên. Do anh T1 và anh T2 không thỏa thuận được nên anh T1 yêu cầu chia diện tích đất này theo quy định của pháp luật.

Tải về bản án về thừa kế thế vị

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề “Bản án về thừa kế thế vị như thế nào” . Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về sáp nhập doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký khai sinh không có chứng sinh, giải thể công ty, Thành lập công ty, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty, đổi tên giấy khai sinh, dich vụ ly hôn khi vợ ở nước ngoài, hướng dẫn ghi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại…. Hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có phải cháu, chắt nào cũng được hưởng thừa kế thế vị không?

Trong hàng thừa kế thứ nhất, người thừa kế thế vị được hưởng di sản chỉ có thể là cháu hoặc chắt. Tức là sự thế vị chỉ áp dụng cho đối tượng thuộc trực hệ đến đời thứ ba với điều kiện cháu phải sống vào thời điểm ông bà chết mới là người thừa kế thế vị tài sản của ông bà, chắt phải sống vào thời điểm cụ chết mới là người thừa kế thế vị.

Cháu thế vị cha để hưởng tài sản của ông được hiểu như thế nào?

Đây là trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội thì khi ông nội chết, con sẽ thay thế vị trí của cha để thừa kế từ di sản mà ông nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống.

Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị không?

Theo quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.” Vấn đề quyền và nghĩa vụ của người đang là con nuôi của người khác trong mối quan hệ với gia đình cha mẹ để của mình được quy định rất khác nhau qua các thời kì. Tuy nhiên, về mối quan hệ giữa con nuôi với gia đình cha mẹ nuôi thì hiện nay lại đang còn khá nhiều ý kiến tranh cãi.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời