Bản trích lục có sao y được không?

Bản sao y là bản sao đầy đủ nội dung, thể thức của bản gốc và được công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền được Nhà nước cấp phép hoạt động. Khác với bản sao lục, bản sao y phải được sao y từ chính bản chính/bản gốc. Bản trích lục có sao y được không? Giá trị pháp lý của bản trích lục như thế nào? Bản sao trích lục có công chứng được không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Giá trị pháp lý của bản trích lục như thế nào?

Trong thực tế cuộc sống thì có rất nhiều giấy tờ và hồ sơ chúng ta cần thiết phải xin trích lục – không chỉ riêng hộ tịch. Ví dụ: Ghi chú ly hôn, Giấy tờ đất, hồ sơ hành chính bên cạnh những loại trích lục khai sinh, khai tử, và kết hôn. Dựa theo định nghĩa về “trích lục” ở phía trên thì trích lục được hiểu như là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại bản sao các giấy tờ và các thông tin của cá nhân có yêu cầu. Bản sao trích lục có giá trị ngang với bản chính. Tuy nhiên, trên đây chỉ là cách hiểu đơn giản của thủ tục trích lục. Mặc dù có nhiều lĩnh vực, nhiều văn bản quy định về các loại trích lục khác nhau nhưng hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể, thống nhất nào cho thủ tục này.

Theo quy định khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014, trích lục được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

Trong trường hợp bị mất giấy tờ gốc, công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cấp bản trích lục. Về hình thức, bản trích lục không giống với bản chính nhưng sẽ có giá trị tương đương với bản chính. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định: Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ngoài ra theo khoản 2 Nghị định nêu trên có quy định, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, bản sao trích lục có giá trị tương tự như bản chính được sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

Bản trích lục có sao y được không?

Sao y là việc chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao có đầy đủ nội dung và chính xác như bản gốc hoặc bản chính và tuân theo thể thức, kỹ thuật trình bày luật định. Chúng ta vẫn thường hay nghe đến cụm từ “sao y bản chính” nhiều hơn cụm từ “sao y”. Tuy nhiên, cụm từ “sao y” mới là thuật ngữ được sử dụng trong văn bản pháp lý. Bản sao y là bản sao đầy đủ nội dung, thể thức của bản gốc và được công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền được Nhà nước cấp phép hoạt động. Khác với bản sao lục, bản sao y phải được sao y từ chính bản chính/bản gốc.

Vì bản sao y phải được công chứng, chứng thực nên pháp luật có quy định những cơ quan được phép thực hiện sao y để xác thực bản sao đúng với bản chính căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP bao gồm:

– Phòng Tư pháp cấp huyện (bao gồm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

– UBND cấp xã (bao gồm xã, phường, thị trấn);

– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (Cơ quan đại diện);

– Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng được Nhà nước cấp phép hoạt động hợp pháp.

Trích lục nghĩa là việc cơ quan Nhà nước cấp một văn bản để chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký. Ngay sau khi sự kiện được đăng ký, bạn sẽ được cấp ngay một bản chính trích lục. Riêng đối với bản sao trích lục có 2 loại bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ hồ sơ gốc và thường được cấp cùng lúc với bản chính và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực lại từ bản chính. Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu về khái niệm trích lục như là việc cơ quan Nhà nước cấp lại bản sao các loại giấy tờ (ví dụ như: trích lục khai sinh, kết hôn, khai tử, hồ sơ hành chính…) khi một cá nhân yêu cầu. Và tất nhiên, giá trị của bản sao trích lục so với bản chính là như nhau.

Trong trường hợp quý khách cần bản sao trích lục để nộp lên cơ quan nhưng không còn thì quý khách có thể thực hiện sao y bản trích lục – điều này là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, bản sao trích lục – bản được cấp từ hồ sơ gốc sẽ có cách trình bày khác với bản chính, và bản sao trích lục – bản được sao y/ chứng thực lại từ bản chính lại có cách trình bày giống với bản chính. Vì lý do đó, nhiều cơ quan/ một số cá nhân thiếu hiểu biết sẽ yêu cầu bản trích lục từ hồ sơ gốc mà không được dùng bảo sao y. Nhưng luật pháp cho phép giá trị của chúng là như nhau, nên nếu gặp phải tình huống này, quý khách có thể giải thích và mạnh dạn làm rõ vấn đề này với họ.

Bản sao trích lục có công chứng được không?

Trích lục được hiểu như là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại bản sao các giấy tờ và các thông tin của cá nhân có yêu cầu. Hiện nay, có rất nhiều thủ tục cần xin trích lục. Bản sao trích lục có giá trị ngang với bản chính. bản sao trích lục có 2 loại bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ hồ sơ gốc và thường được cấp cùng lúc với bản chính và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực lại từ bản chính. Bản sao trích lục không phải công chứng vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, bản sao trích lục không thuộc đối tượng phải công chứng:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 có quy định như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Đối tượng của công chứng chính là hợp đồng, giao dịch dân sự, các bản dịch giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại nên những bản sao trích lục không thuộc đối tượng phải công chứng.

Thứ hai, giá trị pháp lý của bản sao trích lục có thể sử dụng thay cho bản chính:

Căn cứ vào khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định về giá trị pháp lý của bản sao như sau:

Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo quy định trên, bản sao trích lục có hai dạng là bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính. Giá trị pháp lý của cả hai dạng bản sao này đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch nên bản sao trích lục này không phải thực hiện công chứng.

Như vậy, bản sao trích lục không phải tiến hành công chứng.

Bản trích lục có sao y được không
Bản trích lục có sao y được không

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp trích lục?

Trích lục nghĩa là việc cơ quan Nhà nước cấp một văn bản để chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký. Ngay sau khi sự kiện được đăng ký, bạn sẽ được cấp ngay một bản chính trích lục. Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu về khái niệm trích lục như là việc cơ quan Nhà nước cấp lại bản sao các loại giấy tờ (ví dụ như: trích lục khai sinh, kết hôn, khai tử, hồ sơ hành chính…) khi một cá nhân yêu cầu. Cá nhân có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.

Theo quy định Điều 63 Luật Hộ tịch năm 2014 về thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch không phụ thuộc vào nơi cư trú.

Theo khoản 1 Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

”Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.”

Theo khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có giải thích như sau:

”Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”

Đối chiếu những quy định trên, thẩm quyền xin trích lục thuộc về Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Theo đó, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Bộ Tư pháp, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền. Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch không phụ thuộc vào nơi cư trú. Cá nhân có quyền yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch tại bất kỳ Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch nào.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý, Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP. 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Bản trích lục có sao y được không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Tra cứu quy hoạch đất Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Trích lục khai sinh có công chứng được không?

Bản sao trích lục có hai dạng là bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính. Giá trị pháp lý của cả hai dạng bản sao này đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch nên bản sao trích lục này không phải thực hiện công chứng.
Như vậy, bản sao trích lục không phải tiến hành công chứng.

Ủy quyền đi xin bản sao trích lục khai sinh được không?

Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục giấy khai sinh là cơ quan mà trước đó bạn đã tiến hành đăng ký khai sinh nên bạn sẽ phải về tại cơ quan đó để xin cấp trích lục giấy khai sinh nếu còn sổ hộ tịch lưu giữ thông tin giấy khai sinh của bạn.
Trường hợp không thể tự mình xin cấp trích lục giấy khai sinh được thì có thể làm văn bản ủy quyền cho người khác nhưng văn bản ủy quyền này phải được công chứng, chứng thực.

Lệ phí cấp trích lục khai sinh là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 11 Luật hộ tịch 2014, những trường hợp khi đăng ký hộ tịch sẽ được miễn lệ phí:
Người khuyết tật hoặc người trong gia đình được công nhận là hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng.
Người thực hiện đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử hoặc giám hộ là người Việt Nam ở trong nước
Lệ phí cấp trích lục khai sinh là 8.000 đồng/bản. Khi được cấp trích lục giấy khai sinh, người yêu cầu sẽ nộp khoản lệ phí này cho cơ quan cấp trích lục.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles