Bóc lột lao động xử phạt như thế nào?

Vấn nạn bóc lột lao động trong những năm gần đây được báo chí nhắc đến rất nhiều lần. Có không ít doanh nghiệp, công ty thuê người lao động về làm việc nhưng lại có những chính sách, điều lệ bóc lột sức lao động của nhân viên. Đây là hành vi mà pháp luật tuyệt đối nghiêm cấm, nếu tổ chức nào có hành vi bóc lột người lao động thì sẽ bị xử phạt thích đáng theo quy định của pháp luật. Vậy theo quy định, công ty có hành vi Bóc lột lao động xử phạt như thế nào? Bóc lột lao động có bị xử lý hình sự? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP
  • Bộ luật Hình sự 2015

Hiểu thế nào là bóc lột lao động?

Bóc lột lao động là hành động sử dụng quyền lực để trích xuất một cách có hệ thống nhiều giá trị từ người lao động hơn là những gì được trao cho họ, đó là một mối quan hệ xã hội dựa trên sự bất cân xứng về quyền lực giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Khi nói về khai thác, có một mối liên hệ trực tiếp với tiêu dùng trong lý thuyết xã hội và theo truyền thống, điều này sẽ coi việc khai thác là lợi dụng không công bằng của người khác vì vị trí thấp kém của họ, mang lại cho người khai thác sức mạnh.

Căn cứ theo Điều 8 Bộ luật lao động 2019 có liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:

+ Phân biệt đối xử trong lao động.

+ Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

+ Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

+ Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

+ Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

+ Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

+ Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Như vậy bóc lột sức lao động là hành vi bị nghiêm cấm với các doanh nghiệp. Vậy Bóc lột lao động xử phạt như thế nào?

Các hình thức bóc lột lao động phổ biến

Dưới đây là một số hình thức bóc lột sức lao động người lao động điển hình

– Thuê trẻ em làm việc nặng nhọc với mức lương siêu rẻ

Theo quy định pháp luật cho phép người vị thành niên (đủ 15 tuổi) được phép làm việc nhưng không được phép quá 7h /ngày.

Việc sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi hay sử dụng lao động là người vị thành niên làm việc quá 7 h/ngày, mà không ký hợp đồng lao động sẽ vi phạm pháp luật. 

– Nghỉ giữa ca – Không có lương…

Theo quy định của pháp luật lao động của Việt Nam, nghỉ giữa ca sẽ được tính vào giờ làm việc có hưởng lương.

Theo đó thời gian làm việc của người lao động không được quá 8 giờ trong một ngày; người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì sẽ được nghỉ giữa ca ít nhất nửa giờ, làm ca đêm được nghỉ giữa ca 45 phút, tính vào giờ làm việc.

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm: thời giờ nghỉ giữa ca làm việc, thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công việc…

Trong trường hợp hiện nay có một số doanh nghiệp không tính thời gian nghỉ giữa ca vào thời gian làm việc là trái với quy định pháp luật. Thời gian làm việc ngoài thời gian quy định nói trên thì công ty phải tính là thời giờ làm thêm và trả đủ tiền phụ cấp.

Và một số hình thức bóc lột sức lao động khác…

Bóc lột lao động xử phạt như thế nào?

Hành vi cưỡng bức lao động bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động (khoản 3 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động (khoản 4 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình (khoản 4 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động (điểm a khoản 9 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động (điểm a khoản 8 Điều 43 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép hoặc bóc lột hoặc cưỡng bức lao động (điểm a khoản 7 Điều 44 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép hoặc bóc lột hoặc cưỡng bức lao động (điểm a khoản 6 Điều 45 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Bóc lột lao động có bị xử lý hình sự?

Bóc lột lao động xử phạt như thế nào
Bóc lột lao động xử phạt như thế nào

Theo Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 99 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy đinh về tội cưỡng bức lao động như sau:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Làm chết người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người phạm tội cưỡng bức lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất lên đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến vấn đề “Bóc lột lao động xử phạt như thế nào?”. Luật Bình Dương tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ làm thủ tục Đổi tên đệm. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật Bình Dương thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Công ty lôi kéo tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP đối với hành vi lôi kéo, dụ dỗ người lao động với mục đích lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột sẽ bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Cưỡng bức lao động bị xử lý hình sự như thế nào?

Theo Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 99 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy đinh về tội cưỡng bức lao động, Người phạm tội cưỡng bức lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất lên đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời