Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng năm 2023

Việt Nam là quốc gia đang trong giai đoạn phát triển, do đó, Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng đến các chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Công tác quản lý, giám sát các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng cũng đã và đang được tăng cường, đẩy mạnh triển khai tại các địa phương. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện hành, Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là bao lâu? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 16/2022/NĐ-CP

Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Phạm vị điều chỉnh tại Nghị định này bao gồm: Hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, quản lý, phát triển nhà; mức phạt tối đa có hành vi lên tới: 1.000.000.000 đồng. Mức phạt một số hành vi cụ thể như sau:

Về khởi công xây dựng

Phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với các hành vi không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước vê xây dựng.

Phạt từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà thiếu một trong những điều kiện: Hợp đồng xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu; biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

Phạt từ 60.000.000 – 80.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà chưa có thiết kế bản vẽ thi công của công trình, hạng mục công trình đã được phê duyệt.

Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

Xử phạt đối với hành vi không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng từ 60.000.000 – 80.000.000 đồng đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới từ 100.000.000 – 120.000.000 đồng đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng từ 120.000.000 – 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng với quy hoạch xây dựng được duyệt từ 160.000.000 – 180.000.000 đồng đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã lập biên bản vi phạm hành chính dù người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi: sai giấy phép xây dựng; không giấy phép xây dựng; không đúng thiết kế xây dựng; không đúng quy hoạch xây dựng từ 400.000.000 – 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Xử phạt đối với hành vi đã xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi: sai giấy phép xây dựng; không giấy phép xây dựng; không đúng thiết kế xây dựng; không đúng quy hoạch xây dựng theo quy định mà tái phạm nhưng không truy cứu trách nhiệm hình sự từ 950.000.000 – 1.000.000.000 đồng đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Vi phạm quy định về nghiệm thu công trình xây dựng

Phạt tiền từ 20.000.000 – 40.000.000 đồng khi không gửi văn bản đến cơ quan chuyên môn về xây dựng đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định.

Phạt từ 80.000.000 – 100.000.000 đồng đối với hành vi đưa bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định.

Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng
Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được quy định cụ thể từ Điều 71 đến Điều 78 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở.

Cụ thể, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt, bao gồm:

  • Thanh tra viên xây dựng;
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ xây dựng, Sở xây dựng;
  • Chánh thanh tra Sở xây dựng;
  • Chánh thanh tra Bộ xây dựng;
  • Công an nhân dân;
  • Chủ tịch UBND các cấp.

Như vậy, pháp luật có quy định cụ thể các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Các cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định.

Quy trình xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Khi phát hiện một hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, quy trình xử phạt được thực hiện như sau:

Bước 01. Lập biên bản khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính

Quy định về người có thẩm quyền lập biên bản khi phát hiện ra hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại Điều 69 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, theo đó:

+ Đối với hành vi đang xảy ra, người có thẩm quyền lập biên bản theo mẫu số 01 được ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BXD;

+ Đối với hành vi đã kết thúc, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

Bước 02. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, nếu thuộc thẩm quyền thì người lập biên bản ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp nếu không thuộc thẩm quyền thì tiến hành chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Thời hạn theo quy định ban hành quyết định xử phạt với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là 07 ngày, tính kể từ ngày lập biên bản vi phạm. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc các vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn quy định tối đa là 30 ngày, kể từ ngày biên bản được lập.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Căn cứ theo quy định tại Điều 05 Nghị định 139/2017/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính đầu tư xây dựng có quy định cụ thể về thời hiệu xử phạt như sau:

  • Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 02 năm.

Thời điểm để tính thời hiệu xử phạm vi phạm theo quy định được tính như sau:

  • Trường hợp đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu khởi kiện được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm đó. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được vào bàn giao, sử dụng.
  • Khi người có trách nhiệm thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm đó.
  • Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được tính áp dụng căn cứ theo khoản 1, 2; điểm a, điểm b khoản 3 điều này.

Trong trường hợp nếu cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhưng cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền thì thời hiệu để tính xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị

Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư Bình Dương để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi. 

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng” đã được Luật Bình Dương giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật Bình Dương chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ Trích lục Hộ tịch. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm về thiết kế chương trình, dự án đầu tư công bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 8 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, vi phạm về thiết kế chương trình, dự án đầu tư công được quy định như sau:
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Thiết kế chương trình, dự án không theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật không bảo đảm chất lượng;
+ Thiết kế vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức quy định.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc điều chỉnh thiết kế theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật bảo đảm chất lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Buộc hoàn trả các chi phí thiết kế vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Vi phạm về theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công bị xử phạt ra sao?

Tại Điều 9 Nghị định 122/2021/NĐ-CP Vi phạm về theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Lập báo cáo theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án không trung thực, không khách quan.
– Không tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án.
– Không tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc theo quy định; không đánh giá tác động và đánh giá đột xuất khi có yêu cầu.

Xử phạt với hành vi xây dựng không có giấy phép như thế nào?

Khoản 4 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định:
“4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.”

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời