Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không năm 2022?

Căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân đóng vai trò rất quan trọng và được sử dụng rất thường xuyên trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Vậy pháp luật quy định về thẻ căn cước công dân gắn chíp như thế nào? Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không? Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước công dân gắn chip như thế nào? Lệ phí đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip là bao nhiêu tiền? Không đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip có bị phạt không? Mời quý khách hàng theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin chi tiết Dịch vụ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội tại Bình Dương của chúng tôi cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật hộ tịch năm 2014.

Thế nào là căn cước công dân gắn chíp?

Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử ( thẻ căn cước điện tử ); là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam; có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện; xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Thẻ căn căn cước công dân có gắn chip điện tử có giá trị chứng minh về căn cước công dân; và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau. Trước khi thẻ Căn cước công dân gắn chip ra đời, nước ta đã từng phát hành và sử dụng 02 loại giấy tờ nhân thân là Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân mã vạch.

Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không?

Các trường hợp người sử dụng Căn cước công dân nói chung bắt buộc phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip mới thuộc một trong các trường hợp căn cứ theo quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:

Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.”

“Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.”

Như vậy có thẻ thấy, Căn cước công dân gắn chíp là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại CMND/ CCCD mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin… Từ những điều luật quy định như trên, ta có thể kết luận: Căn cước công dân là không có tính ràng buộc hay bắt buộc đối với những công dân nào không thuộc một trong các trường hợp trên. Ngoài ra với bất kì trường hợp nào thuộc các điều luật định nhưng vẫn cố chấp không đi xin đổi, cấp lại thì sẽ phải đối mặt với các chế tài xử phạt.

Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không
Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không

Thủ tục đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip như thế nào?

Bước 1: Điền vào Tờ khai Căn cước công dân

Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện (nếu đã triển khai) hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2:

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ.

– Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

– Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó. Chụp ảnh chân dung của công dân.

Bước 3: Nộp lệ phí theo quy định.

Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân cho người đến làm thủ tục.

Bước 5: Nhận kết quả tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

– Với trường hợp công dân đăng ký nhận thẻ căn cước công dân qua đường chuyển phát nhanh đến địa chỉ theo yêu cầu: Tiến hành thu căn cước công dân , cắt góc và trả lại sau khi công dân hoàn thành thủ tục cấp căn cước công dân .

– Với trường hợp công dân đăng ký nhận thẻ căn cước công dân tại đơn vị cấp: Tiến hành thu hồi, cắt góc và trả lại căn cước công dân khi trả thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử.

– Đối với căn cước công dân bị hỏng, bong tróc, không rõ nét thì thu, hủy căn cước công dân

Lệ phí đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip là bao nhiêu tiền?

Trước tình hình dịch bệnh đã được ổn định, việc ưu đãi mức phí cấp căn cước công dân gắn chip chỉ được áp dụng đến hết ngày 30/06/2022. Từ 01/07/2022, người dân đi làm Căn cước gắn chíp sẽ phải trả theo mức phí được quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC. Theo đó mức phí được quy định như sau:

“Điều 4. Mức thu lệ phí

1. Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

2. Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

3. Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.”

Không đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip có bị phạt không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau:

“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Theo đó, nếu thuộc các trường hợp bắt buộc đổi sang căn cước công dân gắn chip nhưng không đổi thì người dân có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Quý khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến vấn đề làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội tại Bình Dương năm 2022, quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề “Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không . Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về sáp nhập doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký khai sinh không có chứng sinh, giải thể công ty, Thành lập công ty, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty, đổi tên giấy khai sinh, dich vụ ly hôn khi vợ ở nước ngoài, hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…. Hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian làm thẻ căn cước công dân gắn chip là bao lâu?

Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân gắn chíp phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chíp cho công dân trong thời hạn sau đây:
Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;
Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;
Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Cơ quan nào cấp thẻ căn cước công dân căn cước công dân gắn chip?

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân :
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; và đơn vị hành chính tương đương;
– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân ; tại xã, phường, thị trấn; cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Căn cước công dân còn hạn có được làm Căn cước công dân gắn chip không?

Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định công dân được cấp đổi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp công dân có yêu cầu. Do đó, dù Căn cước công dân mã vạch cũ vẫn còn hạn nhưng người dân vẫn được đổi sang Căn cước công dân gắn chip.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời