Chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu?

Khi lưu thông trên đường, mỗi loại xe sẽ được phép chạy với tốc độ nhất định tùy theo khu vực đông dân cư hay ngoài khu đông dân cư. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người đi đường khi tham gia giao thông. Bất kì cá nhân nào vượt quá tốc đô cho phép sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu? Tốc độ tối đa của các loại xe hiện nay là bao nhiêu? Chạy quá tốc độ có bị treo bằng không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Tốc độ tối đa của các loại xe hiện nay là bao nhiêu?

Khu vực đông dân cư theo quy định chỉ một số phương tiện xe cơ giới được phép di chuyển. Bởi có thể gây ra tình trạng tắc đường, ùn ứ kéo dài. Cũng như mất an toàn, trở ngại các công việc và hoạt động khác. Cho nên với các phương tiện được phép di chuyển sẽ quy định với từng địa bàn. Đảm bảo hiệu quả tham gia giao thông thì khi tham gia giao thông, tùy từng loại phương tiện và loại đường mà tốc độ di chuyển tối đa cho phép lại khác nhau. Các phương tiện là ô tô, xe máy nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Tốc độ tối đa của các loại xe hiện nay như sau:

Trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Theo Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) được quy định như sau:

  • Tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 60 km/h.
  • Tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 50 km/h.
  • Riêng xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: tối đa 40 km/h.

Ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Theo Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tối độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) được quy định như sau:

– Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:

  • Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
  • Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;

– Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):

  • Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
  • Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

– Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):

  • Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
  • Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

– Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:

  • Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
  • Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu?

Một trong những vi phạm phổ biến trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông hiện nay chính là chạy quá tốc độ cho phép. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Khi phát hiện ra những đối tượng vi phạm, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành xử phạt hành chính và áp dụng các hình phạt bổ sung tùy theo từng trường hợp cụ thể. Vậy Chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu? Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé:

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với ô tô

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với ô tô như sau:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với xe máy

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với xe máy như sau:

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu
Chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu

Chạy quá tốc độ có bị treo bằng không?

Khi di chuyển phương tiện ngoài khu dân cư có sự tham gia của đa dạng các hình thức xe cơ giới với các nhu cầu cần thiết, phục vụ các chức năng nhất định. Để đảm bảo trong hiệu quả an toàn tham gia giao thông, đồng thời vẫn an toàn, tuân thủ quy định, pháp luật cần quy định tốc độ tối đa đối với từng loại phương tiện riêng biệt. Căn cứ vào khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) có quy định như sau:

Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

  1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
    a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
    b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
    c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này”.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có quy định: Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

Như vậy, trường hợp người vi phạm hành chính về hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ nêu trên thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm còn bị

Vượt quá tốc độ dưới 10km/h xe máy có bị xử phạt không?

Xe máy là một trong những phương tiện giao thông được người dân sử dụng phổ biến hiện nay. Kéo theo đó, các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông ngày càng nhiều, trong số đó có bao gồm vi phạm tốc độ tối đa mà pháp luật cho phép. Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;”

Như vậy, theo quy định này thì đối với trường hợp xe máy chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h thì sẽ bị xử phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng và không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe.

Đối với lỗi chạy quá tốc độ này thì Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng tức là quy định mới hiện nay đã tăng mức xử phạt lên 300.000 đồng.

Khuyến nghị

Luật sư Bình Dương tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện. 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Trích lục quyết định ly hôn Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Các loại xe được quyền ưu tiên có được phép đi quá tốc độ không?

Các loại xe ưu tiên (trừ xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải đảm bảo có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Tốc độ tối đa của xe ô tô khi tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu?

Tốc độ tối đa của xe ô tô trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h.
+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.

Xe máy chạy quá tốc độ 50/40 bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h thì bị xử phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles