Chi phí tách thửa đất nông nghiệp tại Bình Dương năm 2023

Khi người dân muốn phân chia diện tích đất của mình thành nhiều thửa khác nhau để tặng cho, mua bán thì có thể làm thủ tục tách thửa tại cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, thủ tục tách thửa thực hiện không quá khó khăn. Tuy nhiên, khó khăn khi tách thửa chính là phải đáp ứng các điều kiện theo quy định, đặc biệt là hạn mức tối thiểu được phép tách thửa tại mỗi địa phương. Bên cạnh đó, một trong những băn khoăn trăn trở khác của người dân khi tách thửa chính là chi phí. Vậy theo quy định hiện hành, Chi phí tách thửa đất nông nghiệp tại Bình Dương là bao nhiêu? Thủ tục tách thửa đất nông nghiệp tại Bình Dương được thực hiện thế nào? Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương là bao nhiêu? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Đất nông nghiệp là loại đất gì?

Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được chia thành 03 nhóm:

  • Nhóm đất nông nghiệp.
  • Nhóm đất phi nông nghiệp.
  • Nhóm đất chưa sử dụng.

Theo đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
  • Đất trồng cây lâu năm.
  • Đất rừng sản xuất.
  • Đất rừng phòng hộ.
  • Đất rừng đặc dụng.
  • Đất nuôi trồng thủy sản.
  • Đất làm muối.
  • Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Điều kiện tách thửa đất nông nghiệp

Để thực hiện việc tách thửa đất nông nghiệp; thì thửa đất đó cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng; theo quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật đất đai 2013;

– Đất đang trong thời hạn sử dụng và không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

– Đáp ứng được các quy định về hạn mức và diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp: Theo khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP; căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương; mà mỗi tỉnh khác nhau có thể có quy định về hạn mức tối thiểu được phép tách thửa đất nông nghiệp khác nhau; và được quy định tại Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Không thuộc các trường hợp không cho phép tách thửa:

+ Thửa đất thuộc các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch; các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch; để xây dựng nhà ở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất; hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quy định như sau:

Đơn vị hành chínhDiện tích (m2)
Tại các phường60
Tại các thị trấn80
Tại các xã100

Như vậy, diện tích tách thửa đất ở tối thiểu ở Bình Dương tùy thuộc vào đơn vị hành chính nêu trên.

Chi phí tách thửa đất nông nghiệp tại Bình Dương

Nếu chỉ tách thửa thì người dân chỉ phải trả phí đo đạc và lệ phí làm bìa mới (nếu có).

Tuy nhiên, việc tách thửa thường được thực hiện khi chuyển nhượng, tặng cho một phần diện tích đất hoặc chia đất giữa các thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất (đất được cấp cho “hộ gia đình” và giờ các thành viên tách thửa) nên chi phí phải nộp có thể bao gồm cả lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ.

Phí đo đạc tách thửa

Phí đo đạc là khoản tiền trả cho tổ chức dịch vụ đo đạc (không phải nộp cho Nhà nước) nên khoản tiền này tính theo giá dịch vụ.

Thông thường sẽ dao động từ 1,8 đến 2,5 triệu đồng.

Lệ phí trước bạ

Lệ phí trước bạ chỉ nộp khi tách thửa gắn với việc chuyển nhượng, tặng cho,… quyền sử dụng đất.

Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP và điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC, nếu không thuộc trường hợp được miễn thì tính như sau:

Trường hợp 1: Giá đất tại hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho cao hơn giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định.

Lệ phí trước bạ tính theo công thức sau:

Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá tại hợp đồng x m2)

Tuy nhiên trên thực tế không phải khi nào hợp đồng cũng ghi giá 01m2 mà thường sẽ ghi tổng số tiền nên sẽ lấy 0,5% x tổng số tiền trong hợp đồng.

Trường hợp 2: Giá đất tại hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định

Lệ phí trước bạ trường hợp này xác định theo công thức sau:

Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá 01m2 x Giá đất trong bảng giá đất)

Phí thẩm định hồ sơ

Nếu chỉ tách thửa rồi để đó thì không phải nộp khoản phí này, nhưng tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho sẽ phải nộp phí thẩm định hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho.

Căn cứ Thông tư 85/2019/TT-BTC, phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau.

Lệ phí cấp bìa mới (lệ phí cấp Giấy chứng nhận)

Tương tự như phí thẩm định hồ sơ khoản phí này cũng do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nhưng hầu hết các tỉnh, thành đều thu từ 100.000 đồng trở xuống.

Chi phí tách thửa đất nông nghiệp tại Bình Dương
Chi phí tách thửa đất nông nghiệp tại Bình Dương

Thủ tục tách thửa đất nông nghiệp tại Bình Dương

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đề nghị tách thửa (mẫu 11/ĐK kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT);
  • Sổ đỏ;
  • Bản sao (chứng thực) chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và sổ hộ khẩu.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ hợp lệ cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận. Theo Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận là Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị tách thửa đất

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các công việc:

  • Thực hiện các thủ tục và tiến hành đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Thực hiện việc lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách;
  • Cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; chỉnh lý hồ sơ, trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc trong trường hợp người sử dụng đất nộp hồ sơ tại cấp xã thì cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi kết quả đến Ủy ban nhân dân xã để trao cho người sử dụng đất.

Bước 4: Trả kết quả

Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ và không bị sai sót, bạn sẽ nhận được kết quả cùng với sổ đỏ và các văn bản giấy tờ có liên quan khác.

Nếu hồ sơ cần bổ sung giấy tờ hoặc có sai sót thì cơ quan tiếp nhận phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (phải nêu rõ lý do) và yêu cầu bạn bổ sung hoặc trả hồ sơ.

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị:

Đội ngũ công ty Luật sư Bình Dương luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tách thửa đất nông nghiệp. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chi phí tách thửa đất nông nghiệp tại Bình Dương đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Bình Dương luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ Đơn phương ly hôn nhanh Vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào được áp dụng quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Dương?

Các trường hợp được áp dụng quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhu cầu tách thửa.
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục về tách thửa theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thực hiện thủ tục tách thửa đất.

Phí đo đạc và lập bản đồ được quy định như thế nào khi tách thửa?

Phí đo đạc và lập bản đồ sẽ tùy vào từng địa phương và từng đơn vị thực hiện. Tuy nhiên, mức phí tối đa không được vượt quá 1.500 đồng/ m2.

Phần đất sau khi tách thửa có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Căn cứ Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đối với trường hợp tách thửa thì phần thửa đất được tách sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời