Chính sách giảm giá hàng bán được quy định như thế nào?

Chính sách giảm giá hàng bán là một trong những chính sách được các thương nhân áp dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của việc khuyến mại giảm giá hàng bán là thu hút người mua, từ đó mới có thể kích cầu tiêu dùng và thu được nhiều lợi nhuận hơn thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa. Vậy Chính sách giảm giá hàng bán hiện nay được quy định như thế nào? Mức giảm giá hàng bán tối đa là bao nhiêu theo quy định? Thương nhân có nghĩa vụ gì khi thực hiện khuyến mại giảm giá hàng bán? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại 2005;
  • Nghị định 81/2018/NĐ-CP

Thương nhân có nghĩa vụ gì khi thực hiện khuyến mại giảm giá hàng bán?

Căn cứ Điều 96 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của thương nhân, cụ thể là doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa khi thực hiện khuyến mại như sau:

“Điều 96. Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại

  1. Thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại.
  2. Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng theo quy định tại Điều 97 của Luật này.
  3. Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các cam kết với khách hàng.
  4. Đối với một số hình thức khuyến mại quy định tại khoản 6 Điều 92 của Luật này, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng.
    Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định các hình thức khuyến mại cụ thể thuộc các chương trình mang tính may rủi phải thực hiện quy định này.
  5. Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại.”
    Như vậy trên đây là nghĩa vụ của thương nhân khi thực hiện khuyến mại.

Chính sách giảm giá hàng bán được quy định như thế nào?

Theo Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại quy định hạn mức tối đa của giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại như sau:

Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức:

(1) Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.;

(2) Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;

(3) Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền không kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

(4) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (hoặc các hình thức tổ chức thi và trao thưởng khác tương đương);

(5) Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (chương trình khuyến mại mang tính may rủi); và

(6) Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác

Ngoài ra, ngoại trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức (1); (2) và (3) nêu trên thì tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.

Cách xác định giá trị hàng bán giảm giá

Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Nếu thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại thì: giá trị được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm công bố;
  • Nếu hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, giá trị được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP cũng quy định

  1. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%. Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 100% cũng được áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Trong đó, chương trình khuyến mại tập trung gồm:

  • Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức, trong một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa phương. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung. Mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình;
  • Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm:
    • Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch; và
    • Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động.
Chính sách giảm giá hàng bán
Chính sách giảm giá hàng bán

Mức giảm giá hàng bán tối đa là bao nhiêu?

Theo Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%.

Bên cạnh đó, mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Lưu ý: Hạn mức giảm giá tối đa không được áp dụng khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:

  • Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;
  • Hàng thực phẩm tươi sống; và
  • Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Các hành vi bị cấm khi thực hiện chính sách giảm giá hàng bán

Luật thương mại có quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại của các thương nhân theo quy định tại Điều 100 Luật Thương mại 2005 và điểm a khoản 3 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau:

“Điều 100. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại

  1. Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
  2. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
  3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
  4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
  5. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
  6. Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
  7. Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
  8. Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
  9. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
  10. Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này”.

Khuyến nghị

Luật sư Bình Dương tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện. 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chính sách giảm giá hàng bán” đã được Luật Bình Dương giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật Bình Dương chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ Trích lục quyết định ly hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp tổ chức khuyến mãi bằng hình thức giảm giá hàng hóa vượt quá 50% có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ quy định tại điểm g khoản 2 Điều 33 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
“Điều 33. Hành vi vi phạm về khuyến mại
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá có mức giảm giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ vượt quá mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại theo quy định;…”
Trong trường hợp doanh nghiệp của chị bán sản phẩm vượt quá 50% giá trị hàng hóa ban đầu thì có thể bị xử phạt căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều này, quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khuyến mãi không đúng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, mức phạt tiền có thể áp dụng đối với công ty của chị là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Doanh nghiệp được quyền khuyến mại bằng hình thức giảm giá bán hàng hóa vượt quá 50% giá hàng hóa lúc đầu hay không?

Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
“Điều 7. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại…”
Theo thông tin chị cung cấp, doanh nghiệp của chị thực hiện chương trình khuyến mại thông qua hình thức giảm giá bán hàng hóa, cụ thể giá giảm đã vượt quá 50% giá bán của hàng hóa lúc đầu. Có thể thấy, hành vi này của doanh nghiệp chị là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thuộc các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại.

Các loại hàng hóa, dịch vụ khuyến mại nào không được áp dụng mức giảm giá tối đa?

Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:
+ Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;
+ Hàng thực phẩm tươi sống;
+ Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời