Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con theo quy định 2022

Khi cuộc sống vợ chồng xảy ra mâu thuẫn mà chưa đến mức ly hôn, nhiều cặp vợ chồng có thể lựa chọn giải pháp ly thân để chiêm nghiệm lại cuộc hôn nhân. Tuy nhiên, khi chưa ly hôn mà ly thân sống ở hai nơi khác nhau thì vợ chồng phải giải quyết với nhau về vấn đề nuôi dưỡng con cái. Nhiều độc giả thắc mắc không biết nếu xét dưới góc độ pháp luật thì Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con theo quy định? Vợ chồng không cho gặp con dù chưa ly hôn phải làm sao? Ngăn cản không cho cha mẹ gặp con thì bị xử lý như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết “Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con theo quy định?” sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Khái niệm ly hôn

Định nghĩa về ly hôn được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Theo đó, có thể hiểu, khi có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng sẽ chấm dứt. Đây cũng là quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân nêu tại khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình: Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Có thể thấy, chỉ khi vợ, chồng yêu cầu ly hôn ( yêu cầu ly hôn thuận tình, yêu cầu ly hôn từ một bên), được Tòa án xem xét, giải quyết thông qua bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng cũng chấm dứt vào thời điểm bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực. Hiện nay, có nhiều quan niệm cho rằng, quan hệ vợ, chồng đã chấm dứt tại thời điểm vợ, chồng quyết định ly thân bởi khi đó, tình cảm vợ, chồng đã chấm dứt, hai người đã hoàn toàn chấm dứt quan hệ vợ, chồng.

Tuy nhiên, pháp luật không hề có quy định ly thân là đã chấm dứt quan hệ hôn nhân. Không chỉ vậy, hiện pháp luật cũng không có quy định nào về việc ly thân hay yêu cầu phải ly thân trước khi ly hôn.

Như vậy, thì chưa ly hôn thì quan hệ hôn nhân giữa hai người vẫn còn tồn tại.

Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con?

Trường hợp hai vợ chồng chưa có quyết định; hoặc bản án ly hôn của Toà án có hiệu lực pháp luật thì về mặt pháp lý quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại.

Do đó, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên; con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động; không có tài sản để tự nuôi sống mình và mất năng lực hành vi dân sự.

Đối chiếu quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái được cụ thể như sau:

  • Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất; trí tuệ; đạo đức; trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
  • Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Giám hộ; hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
  • Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới; hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, chưa ly hôn thì cả vợ và chồng đều có quyền, nghĩa vụ nuôi, chăm sóc con cái. Khi chưa ly hôn, dù hai vợ chồng đã ly thân, mỗi người ở một địa điểm khác nhau thì không ai có quyền ngăn cấm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con của người còn lại. Đồng nghĩa, hành vi cấm chồng gặp con khi chưa ly hôn của người vợ là hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu vi phạm, theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha mẹ và con thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.

Vợ chồng không cho gặp con dù chưa ly hôn phải làm sao?

Như phân tích ở trên, việc cấm chồng gặp con là hành vi bị cấm. Đồng thời, theo quy định hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình mới chỉ quy định về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn mà khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì Luật chỉ quy định hai người có quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con.

Do đó, nếu chồng bị vợ cấm gặp con thì trước hết nên thoả thuận lại với người vợ bởi hiện nay chưa có quy định về việc giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn.

Nếu thoả thuận không được, người chồng có thể yêu cầu các cơ quan liên quan đến hôn nhân gia đình như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ… để các cơ quan này thực hiện hoà giải cũng như yêu cầu người vợ phải cho chồng thăm nom con cái.

Nếu cả hai biện pháp này đều không thực hiện được, người chồng có thể làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc theo thủ tục sau đây:

Hồ sơ

– Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.

– Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu.

– Giấy khai sinh của con.

– Giấy tờ, chứng cứ chứng minh đã hoà giải nhưng không thành, người vợ vẫn ngăn cấm không cho chồng gặp con.

Toà án có thẩm quyền

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, Toà án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu Toà án cư trú, làm việc có quyền yêu cầu Toà án giải quyết yêu cầu khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con
Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con

Ngăn cản không cho cha mẹ gặp con thì bị xử lý như thế nào?

Đối chiếu với những quy định nêu trên thì có thể thấy, khi chưa ly hôn, dù hai vợ chồng không ở cùng nhau thì vợ/chồng không có quyền ngăn cấm người còn lại chăm sóc; nuôi dưỡng con. Hay nói cách khác, bất kỳ hành vi ngăn cấm không cho vợ/chồng gặp con khi chưa ly hôn của người người còn lại là hành vi vi phạm pháp luật.

Tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vợ/chồng không cho đối phương thăm nom con cái.

Theo đó, mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến vấn đề “Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con theo quy định?”. Luật Bình Dương tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý soạn thảo đơn từ, mẫu đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, thủ tục giấy tờ liên quan đến Xác nhận tình trạng hôn nhân. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật Bình Dương thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Toà án nào có thẩm quyền giải quyết vấn đề chưa ly hôn nhưng bị cấm gặp con?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, Toà án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu Toà án cư trú; làm việc có quyền yêu cầu Toà án giải quyết yêu cầu khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Chưa ly hôn nhưng bị cấm gặp con có thể yêu cầu cơ quan nào giải quyết?

Trường hợp cả hai chưa thực hiện thủ tục ly hôn nhưng lại bị đối phương ngăn cấm việc gặp con thì có thể yêu cầu các cơ quan liên quan đến hôn nhân gia đình như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ… để các cơ quan này thực hiện hoà giải cũng như yêu cầu người vợ/chồng phải cho người còn lại thăm nom con cái.

Hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết quyền nuôi con khi chưa ly hôn?

Hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết quyền nuôi con khi chưa ly hôn bao gồm:
– Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.
– Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân; hoặc Căn cước công dân; hoặc hộ chiếu còn hạn; sổ hộ khẩu.
– Giấy khai sinh của con.
– Giấy tờ, chứng cứ chứng minh đã hoà giải nhưng không thành; người vợ/chồng vẫn ngăn cấm không cho đối phương gặp con.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời