Công chức có được thành lập doanh nghiệp hay không?

Công chức là chức danh làm việc trong các cơ quan nhà nước. Công chức có nghĩa vụ tuân thủ các quy chế mà pháp luật đề ra, trong quy chế có đề cập đến các vấn đề công chức được làm và không được làm. Trong đó, vấn đề thành lập doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh hiện nay được rất nhiều công chức băn khoăn và thắc mắc. Vậy theo quy định, Công chức có được thành lập doanh nghiệp hay không? Cán bộ công chức có thể tham gia hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách nào? Những việc cán bộ công chức không được làm gồm những việc nào?

Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Công chức có được thành lập doanh nghiệp hay không?

Anh Nguyễn Văn H cán bộ công chức làm việc tại cơ quan quản lý thị trường tại tỉnh K. Cuối năm nay, anh H lập gia đình nên muốn thành lập doanh nghiệp kiếm thêm thu nhập. Anh H thắc mắc không biết liệu theo quy định hiện hành, Công chức có được thành lập doanh nghiệp hay không, chúng ta hãy cùng làm rõ qua nội dung sau nhé:

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) và Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp – Luật Doanh nghiệp 2020

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Công chức có được thành lập doanh nghiệp
Công chức có được thành lập doanh nghiệp

Cán bộ công chức có thể tham gia hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách nào?

Như đã phân tích ở nội dung trên, cán bộ công chức không có quyền thành lập doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, cán bộ công chức muốn đầu tư kinh doanh thì có thể thực hiện theo nhiều cách thức khác mà pháp luật cho phép. Vậy cụ thể, theo quy định, Cán bộ công chức có thể tham gia hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách nào, chúng ta hãy cùng làm rõ nhé:

Tuy không được thành lập và quản lý công ty nhưng cán bộ, công chức vẫn có thể tham gia vào hoạt động của công ty bằng cách góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp khi công ty đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, việc góp vốn của cán bộ, công chức cũng có giới hạn đối với từng loại hình công ty. Họ chỉ được góp vốn vào một số loại hình doanh nghiệp và giữ chức vụ nhất định mà không được quyền quản lý, bao gồm:

  • Đối với công ty hợp danh: cán bộ, công chức chỉ được tham gia với tư cách là thành viên góp vốn mà không được tham gia với tư cách thành viên hợp danh.
  • Đối với công ty cổ phần: cán bộ, công chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông, mua cổ phiếu của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán mà không được tham gia với tư cách là thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm sát của công ty.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: cán bộ, công chức không được góp vốn vào loại hình công ty này vì loại hình công ty này chỉ có một người đứng ra thành lập công ty và người này quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp, từ thành lập đến quản lý, điều hành.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: cán bộ, công chức được góp vốn vào loại hình doanh nghiệp này, khi tham gia góp vốn thì người góp vốn đương nhiên là thành viên Hội đồng thành viên của công ty. Do đó, họ vẫn có quyền biểu quyết và quyết định về các vấn đề quan trọng của Công ty.

Nói tóm lại, cán bộ công chức không có quyền thành lập hay quản lý công ty mà chỉ có thể đầu tư sinh lời bằng cách góp vốn hoặc mua phần vốn góp vào doanh nghiệp tuy nhiên cũng phải lưu ý với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Những việc cán bộ công chức không được làm

Cán bộ, công chức là người làm việc trong cơ quan nhà nước. Do đó, những đối tượng này cần tuân thủ các quy định mà cơ quan nhà nước đề ra, các đối tượng cán bộ công chức không được phép thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm. Vậy theo quy định hiện nay, Những việc cán bộ công chức không được làm gồm những việc nào, chúng ta hãy cùng làm rõ nhé:

Ngoài việc không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam thì cán bộ, công chức, viên chức cũng không được làm các việc sau đây:

Những việc cán bộ, công chức không được làm

(i) Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

(ii) Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

(iii) Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

(iv) Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

(v) Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

(vi) Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

(vii) Ngoài những việc không được làm quy định nêu trên, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng 2018 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2018) và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

(Căn cứ pháp lý: Điều 18, Điều 19, Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008).

Những việc viên chức không được làm

(i) Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

(ii) Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

(iii) Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

(iv) Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

(v) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

(vi) Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng 2018 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2018) và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

(Căn cứ pháp lý: Điều 19 Luật Viên chức 2010).

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Công chức có được thành lập doanh nghiệp” . Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như mẫu quyết định giao nhiệm vụ thi công cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Công chức có được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong công ty hay không?

Theo những quy định trên thì Công chức, viên chức không được thành lập công ty và tham gia quản lý công ty, tuy nhiên pháp luật không cấm Công chức, viên chức tham gia góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp khi doanh nghiệp đã đi vào quá trình hoạt động. Thế nhưng việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp  vẫn có những sự hạn chế nhất định, cụ thể:
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. (Khoản 4 Điều 20 Luật Phòng, chống tam nhũng 2020)
Viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. (Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức năm 2010)

Để thành lập công ty cần đáp ứng các điều kiện gì?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, để thành lập công ty cần đáp ứng các điều kiện chung đó là:
Điều kiện về chủ thể thành lập công ty
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty
Điều kiện về đặt tên công ty
Điều kiện về trụ sở chính của công ty

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles