Đánh đề bao nhiêu tiền thì bị truy tố theo quy định?

Từ trước đến nay, đánh đề luôn là một trong những vấn nạn diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội. Nhằm nghiêm trị hành vi này, pháp luật đã ban hành các chế tài xử phạt cụ thể tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, hành vi Đánh đề bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Đánh đề có bị coi là đánh bạc trái phép không? Đánh đề dưới 5 triệu thì xử lý như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết “Đánh đề bao nhiêu tiền thì bị truy tố?” sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015 
  • Nghị định số 144/2021/NĐ-CP

Đánh đề có bị coi là đánh bạc trái phép không?

“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Trong đó, chơi lô, đề là khái niệm chỉ trò chơi cá cược dự đoán kết quả xổ số kiến thiết hàng ngày, người tham gia phải tuân thủ các luật lô, đề và hưởng tiền thưởng nếu trúng theo bảng ăn lô, đề được đưa ra ban đầu.

Như vậy, chơi lô, đề là một trong những hình thức đánh bạc trái phép và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Đánh đề bao nhiêu tiền thì bị truy tố?

Điều 321 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về Tội đánh bạc như sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo quy định trên thì với câu hỏi Đánh đề bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Chúng tôi xin đưa ra lời giải như sau: Tài sản dùng đánh bạc trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng người thực hiện hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật hình sự (Tội Tổ chức đánh bạc) hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm có thể bị xem xét về tội đánh bạc. Do đó, thông thường nếu tài sản dùng để đánh bạc trị giá từ 5 triệu trở lên là dấu hiệu của tội đánh bạc. Trường hợp tài sản dùng đánh bạc trị giá dưới 5 triệu hoặc chưa xác định được trị giá, cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện các công việc cần thiết trong nghiệp vụ để tiến hành làm rõ dấu hiệu tội phạm.

Lưu ý: Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc bao gồm: tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.

Đánh đề dưới 5 triệu thì bị xử lý như thế nào?

Ngoài câu hỏi đánh đề bao nhiêu tiền thì bị truy tố, nhiều người thắc mắc không biết đánh đề dưới 5 triệu thì bị xử lý như thế nào? Theo quy định, đánh bạc dưới 5 triệu vẫn có thể bị khởi tố nếu người thực hiện hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật hình sự (Tội Tổ chức đánh bạc) hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Trường hợp lần đầu đánh bạc, trước đó cũng không thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc; hoặc đã từng bị kết án về tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc nhưng đã được xóa án tích thì với tài sản dùng đánh bạc trị giá dưới 5 triệu, người thực hiện đánh bạc không đủ yếu tố cấu thành tội đánh bạc theo Bộ luật hình sự, nhưng bị xem xét xử lý hành chính theo Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

Điều 28. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;

c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;

d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;

đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.

Đánh đề bao nhiêu tiền thì bị truy tố
Đánh đề bao nhiêu tiền thì bị truy tố

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật Bình Dương về “Đánh đề bao nhiêu tiền thì bị truy tố?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tờ khai trích lục giấy khai sinh, trích lục hộ tịch, xin đổi tên trong giấy khai sinh, Đổi tên căn cước công dân, tư vấn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương… thì hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến Luật Bình Dương theo hotline:  0833.102.102 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt tù cao nhất của hành vi đánh đề là bao nhiêu năm tù?

Điều 321 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về Tội đánh bạc như sau:
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+ Có tính chất chuyên nghiệp.
+ Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội.
+ Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, Mức phạt tù cao nhất của hành vi đánh đề là 10 năm tù.

Ghi lô, số đề có phải là tổ chức đánh bạc không?

Theo Điều 322 của Bộ luật hình sự 2015, tổ chức đánh bạc được hiểu là hành vi chủ mưu rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc.
Xét về bản chất, hành vi ghi đề là tổ chức cho những người chơi tham gia đánh đề, nó được xem như một hành vi giúp sức của tội đánh bạc song có thêm dấu hiệu trục lợi.
Dựa vào bản chất có điểm tương đồng, như vậy, ghi lô, đề cũng được xác định là hành vi tổ chức đánh bạc.

Gửi tin nhắn đánh đề qua điện thoại có bị coi là đánh bạc qua mạng?

Theo Công văn 196/TANDTC – PC năm 2018 về áp dụng điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành có quy định như sau: Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (Ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber…. để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa…) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì có thể thấy, việc nhắn tin qua điện thoại, zalo để đánh lô, đề, cá độ sẽ không bị truy tố về việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc vì việc ghi lô, đề, cá độ bằng cách ghi như vậy không tạo nên những chiếu bạc ăn thua tiền hoặc hiện vật trực tuyến.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời