Đồng phạm tội buôn lậu bị xử phạt như thế nào?

Tình hình phạm tội buôn lậu đang diễn biến rất phức tạp trong xã hội. Bên cạnh những người phạm tội buôn lậu, còn có những đồng phạm giúp sức cho hành vi phạm tội này. Do có sự giúp sức của người đồng phạm nên việc điều tra và xử lý hành vi buôn lậu gặp nhiều cản trở và khó khăn hơn cho lực lượng chức năng. Vậy theo quy định, Căn cứ để xác định đồng phạm tội buôn lậu được quy định như thế nào? Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm tội buôn lậu là gì? Đồng phạm tội buôn lậu bị xử phạt như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết “Đồng phạm tội buôn lậu bị xử phạt như thế nào?” sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015 

Thế nào là đồng phạm tội buôn lậu?

Để hiểu được thế nào là đồng phạm của tội buôn lậu trước hết chúng ta phải hiểu rõ buôn lậu là gì? Theo đó, chúng ta có thể hiểu một các đơn giản nhất buôn lậu là hành vi đưa hàng hóa, vượt qua biên giới, hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại để tiêu thụ mà không thông qua đường chính ngạch là nhập khẩu tại các cửa khẩu Hải quan theo quy định của pháp luật. Hành vi buôn lậu có thể nhằm trốn thuế, hoặc tiêu thụ các mặt hàng các, hàng giả, hàng kém chất lượng để chuộc lợi cho bản thân.

Như thế nào là đồng phạm? Căn cứ theo quy định tại điều 17, Luật Hình Sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017, định nghĩa: đồng phạm là những hành vi phạm tội của từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Đồng phạm của tội buôn lậu là: Hành vi cố ý của từ hai người trở lên nhằm mục đích đưa hàng hóa vượt qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại để tiêu thụ mà không thông qua Hải quan để trốn thuế hoặc buôn bán các mặt hàng cấm.

Căn cứ để xác định đồng phạm tội buôn lậu

Căn cứ khách quan

Đó là căn cứ vào số lượng người tham gia trong vụ án, căn cứ vào tính liên kết về hành vi cùng thực hiện một tội phạm, căn cứ vào hậu của do vụ án đồng phạm gây ra.

Một là, căn cứ vào số lượng người trong vụ án: Điều 17 BLHS quy định trong vụ án đồng phạm phải có từ hai người trở lên, những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Hai là, căn cứ vào ính liên kết về hành vi: Những người là đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của tất cả đồng phạm đều hướng về một tội phạm, cùng tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện tội phạm thuận lợi. 

Ba là, căn cứ vào hậu quả do tội phạm gây ra trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy.

Đồng phạm tội buôn lậu bị xử phạt như thế nào
Đồng phạm tội buôn lậu bị xử phạt như thế nào

Căn cứ chủ quan

Theo quy định, tất cả những người trong vụ án đồng phạm phải có hình thức lỗi cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Tất cả họ đều thấy rõ hành vi của toàn bộ những người trong vụ án đều nguy hiểm cho xã hội. Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hành vi của mình và hành vi của người đồng phạm khác trong vụ án đồng phạm là nguy hiểm, thấy trước hành vi của tất cả những người đòng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại. Vụ án có yếu tố đồng phạm khác vụ án thông thường do một người thực hiện ở những điểm sau đây:

– Vụ án có yếu tố đồng phạm có hai người trở lên.

– Thông thường vụ án đồng phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm hơn vụ án do một người thực hiện.

– Vụ án đồng phạm phải có hình thức lỗi cố ý.

– Hành vi của những người trong vụ án đồng phạm có sự liên kết chặt chẽ để cùng thực hiện một tội phạm, còn hành vi của người phạm tội đơn lẻ không liên kết với ai.

– Hậu quả tác hại trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra, hậu quả tác hại trong vụ án do một người thực hiện là hậu quả riêng do chính hành vi của người đó gây ra.

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm tội buôn lậu

Thứ nhất, nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung

–  Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra. Họ đều bị  truy tố, xét xử về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật, trong phạm vi những chế tài điều luật đó quy định.

–  Những nguyên tắc chung về truy cứu trách nhiệm hình sự, về quyết định hình phạt, về thời hiệu mà luật định đối với loại tội phạm do đồng phạm thực hiện được áp dụng cho tất cả những người đồng phạm.

Thứ hai, nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Theo đó, mỗi người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm. Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm thể hiện ở chỗ mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì áp dụng trách nhiệm đến đó. Người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vượt quá của người đồng phạm khác. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:

+  Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

+  Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Thứ ba, nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

+  Cần căn cứ vào tính chất của đồng phạm.

+  Đánh giá tính chất của hành vi phạm tội, mức độ tham gia của người phạm tội.

Đồng phạm tội buôn lậu bị xử phạt như thế nào?

Vậy Đồng phạm tội buôn lậu bị xử phạt như thế nào? Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội buôn lậu như sau:

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người đồng phạm buôn lậu hàng hóa có thể bị xử lý hình sự theo nội dung các quy định đã trích dẫn ở trên tùy theo mức độ tham gia và nhiều yếu tố khác của người đồng phạm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật Bình Dương về Đồng phạm tội buôn lậu bị xử phạt như thế nào?. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tờ khai trích lục giấy khai sinh, trích lục hộ tịch, xin đổi tên trong giấy khai sinh, Đổi tên căn cước công dân, Giải thể công ty… thì hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến Luật Bình Dương theo hotline:  0833.102.102 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung đối với đồng phạm tội buôn lậu là gì?

Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra. Luật hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đếu áp dụng hình phạt của cùng một tội mà họ thực hiện. Mọi đồng phạm đều bị áp dụng nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xác định hình phạt.

Chủ thể của tội phạm buôn lâu được quy định như thế nào?

Chủ thể của tội phạm là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại cụ thể, có năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực, năng lực điều khiển hành vi và đạt độ tuổi nhất định) đã thực hiện hành vi phạm tội. Năng lực trách nhiệm hình sự là một dạng năng lực pháp lý, được xác định qua các yếu tố sau:
– Thứ nhất, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình, đồng thời, không thuộc các trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015.
– Thứ hai, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo quy định trên, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội buôn lậu là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Người dưới 15 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội buôn lậu?

Theo quy định, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo quy định trên, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội buôn lậu là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Do đó, người dưới 15 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội buôn lậu.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời