Giá bán thấp hơn giá niêm yết có vi phạm pháp luật?

Mỗi cá nhân, tổ chức khi kinh doanh mua bán hàng hóa đều phải công khai giá niêm yết mặt hàng mà cửa hành mình bán. Việc làm này nhằm giúp cơ quan chính quyền tại địa phương quản lý tình trạng buôn bán, khai thuế, xuất hóa đơn của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu trường hợp giá bán thấp hơn giá niêm yết có vi phạm pháp luật? Quy định về việc thực hiện việc niêm yết giá hàng hóa hiện nay như thế nào? Không niêm yết giá có bị xử phạt không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giá 2012

Quy định về việc thực hiện việc niêm yết giá hàng hóa hiện nay

Có nhiều nghĩa vụ khi cá nhân, tổ chức kinh doanh mua bán hàng hóa, vật dụng phải tuân theo, trong đó có bao gồm nghĩa vụ niêm yết giá cả hàng hóa. Để tuân thủ theo nguyên tắc do cơ quan nhà nước đề ra, cá nhân, tổ chức kinh doanh cần nắm rõ quy định về vấn đề này. Cụ thể, Quy định về việc thực hiện việc niêm yết giá hàng hóa hiện nay như sau:

Thực hiện việc niêm yết giá hàng hóa theo quy định

Theo quy định việc niêm yết giá phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.

2. Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.

3. Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó.

Địa điểm thực hiện niêm yết giá hàng hóa

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP, việc niêm yết giá được thực hiện tại các địa điểm sau:

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm).

2. Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

3. Hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

4. Các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định trên; cửa hàng bán hàng hóa có quầy giao dịch và bán sản phẩm; thực hiện mua bán hàng hóa ; sẽ là một trong những nơi phải thực hiện việc niêm yết hàng hóa theo quy định.

Giá bán thấp hơn giá niêm yết có vi phạm pháp luật?

Giá niêm yết là quy định bắt buộc đối với các hàng hóa đưa vào kinh doanh. Đây cũng chính là giá mà người tiêu dùng quan sát được thông qua các tem dán nhãn trên mặt hàng. Tuy nhiều hiện nay nhiều cá nhân tổ chức kinh doanh lại xuất hóa đơn với giá bán thấp hơn giá niêm yết. Vậy liệu Giá bán thấp hơn giá niêm yết có vi phạm pháp luật hay không, hãy cùng theo dõi:

Niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hóa đơn là một tài liệu yêu cầu thanh toán các hàng hóa hoặc dịch vụ, liệt kê chi tiết về số lượng và giá cả. Bên bán là người phát hành hóa đơn. Sau khi bên mua đã thanh toán, bên bán thường tiến hành xác nhận trên hóa đơn, chẳng hạn bằng cách đóng dấu để chứng nhận việc thanh toán đã được thực hiện.

Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; có quy định về việc xử lý đối với hành vi không niêm yết giá hàng hóa như sau:

Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này”

Như vậy, pháp luật chỉ quy định xử phạt hành chính đối với hành vi bán giá cao hơn so với giá đã niêm yết. Nếu giá bán thấp hơn giá đã niêm yết thì không bị xử phạt hành chính. Đối với trường hợp của bạn, việc giá ghi trong hóa đơn lại thấp hơn giá đã niêm yết có thể do nhầm lẫn của nhân viên bán hàng, bạn có thể yêu cầu nhân viên bán hàng giải thích việc này.

Giá bán thấp hơn giá niêm yết
Giá bán thấp hơn giá niêm yết

Không niêm yết giá có bị xử phạt không?

Kinh doanh buôn bán là hoạt động diễn ra phổ biến trong đời sống thường ngày. Một trong những chế định quan trọng khi kinh doanh buôn bán đó là chế định về giá cả, đặc biệt là vấn đề niêm yết giá và xuất hóa đơn để thực hiện nghĩa vụ về thuế. Vậy liệu không niêm yết giá có bị xử phạt không, hãy cùng làm rõ qua nội dung sau:

Theo Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ như sau:

(1) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

– Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

(2) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Hành vi vi phạm quy định tại (1) mục này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;

– Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh Mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

(3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc tại (5) mục này.

(4) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.

(5) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

(6) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(7) Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại (3) và (5) mục này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, đối với hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Giá bán thấp hơn giá niêm yết có vi phạm pháp luật?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Đổi tên căn cước công dân cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Địa điểm thực hiện niêm yết giá là ở đâu?

Theo Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP quy định về địa điểm thực hiện niêm yết như sau:
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm).
– Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ niêm yết giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là gì?

Nghĩa vụ niêm yết giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo khoản 5 Điều 12 Luật Giá 2012 như sau:
– Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết;
– Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles