Giá đền bù đất làm đường cao tốc tại Bình Dương là bao nhiêu?

Hiện nay mục đích thu hồi đất để quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông rất phổ biến. Khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường cao tốc, người dân sẽ được bồi thường một khoản tiền nhất định, khoản tiền này sẽ được xác định theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Vậy Giá đền bù đất làm đường cao tốc tại Bình Dương là bao nhiêu? Quy trình thu hồi và đền bù để làm đường cao tốc tại Bình Dương như thế nào? Các phương án đền bù đất làm đường cao tốc tại Bình Dương được quy định ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật hộ tịch 2014

Các phương án đền bù đất làm đường cao tốc tại Bình Dương

Rất nhiều cá nhân , hộ gia đình trong thời gian gần đây được đền bù đất làm đường cao tốc khi nhà nước đang phát triển nhiều tuyến đường cao tốc tại các địa phương. Một trong những vấn đề mà người sử dụng đất quan tâm đó là Giá đền bù đất làm đường cao tốc hiện nay như thế nào. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân, người sử dụng đất cần nắm được quy định Giá đền bù đất làm đường cao tốc theo quy định.

Khi thu hồi đất của người dân để làm đường, Nhà nước có thể áp dụng một số phương án đền bù như sau:

– Phương án đền bù bằng đất

Đây là phương án được Nhà nước ưu tiên sử dụng trong trường hợp người dân bị thu hồi đất ở hoặc phần lớn diện tích đất nông nghiệp đem lại nguồn thu nhập chính. Đối với phương án đền bù này, người dân sẽ được địa phương giao diện tích đất có cùng mục đích sử dụng với phần đất đã bị thu hồi. 

– Phương án đền bù bằng tiền

Nếu địa phương không có đủ quỹ đất để đền bù cho người dân thì sẽ bồi thường cho người dân một khoản tiền. Khoản tiền này tương đương với giá trị quyền sử dụng mảnh đất bị thu hồi tại thời điểm cơ quan Nhà nước ra quyết định.

– Bên cạnh hai phương án bồi thường nói trên, Nhà nước còn linh hoạt hỗ trợ người dân bằng các phương án khác như hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ tiền ổn định đời sống hoặc đổi nghề cho chủ đất. Diện tích đất bị thu hồi đất càng lớn thì thời gian nhận được các khoản hỗ trợ nói trên càng dài. 

Giá đền bù đất làm đường cao tốc tại Bình Dương

Trong những năm trở lại đây, nước ta luôn quan tâm đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhiều tuyến đường cao tốc được xây dựng lên. Một trong những vấn đề được chú ý khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất đó là đền bù. Đây luôn là một trong những vấn đề nhức nhối và rất được người dân quan tâm. Việc Nhà nước thu hồi đất luôn phát sinh nhiều vấn đề để người dân khiếu kiện, khiếu nại nhất, bởi khi bị thu hồi đất thì quyền lợi của các chủ thể có đất bị thu hồi sẽ ảnh hưởng trực tiếp. Vậy hiện nay pháp luật hiện nay quy định về giá đền bù đất làm đường cao tốc bao nhiêu tiền, hãy cùng theo dõi:

Nguyên tắc đền bù bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân để làm đường cao tốc được thực hiện theo Điều 74 Luật Đất đai 2013 như sau:

– Nếu đủ điều kiện được đền bù, bồi thường về đất thì người sử dụng đất được Nhà nước đền bù, bồi thường về đất;

– Nhà nước thực hiện đền bù, bồi thường về đất cho người sử dụng đất bằng hình thức giao đất cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi. Nếu không còn quỹ đất để bồi thường thì Nhà nước đền bù, bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất bị thu hồi theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Việc bồi thường phải được thực hiện khách quan, công bằng, kịp thời, công khai, đúng quy định pháp luật.

Giá đất ở đền bù bồi thường đất làm đường khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường như sau:

Trường hợp 1: Không đủ điều kiện để được nhận đền bù bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

Tức là không thuộc trường hợp được nhận đền bù bồi thường là đất ở được Nhà nước giao theo quy định tại Điều 74, Điều 75, Điều 79 Luật Đất đai 2013 (ví dụ: không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hoặc đang sử dụng đất thuê của Nhà nước…)

Lúc này, do không được nhận tiền đền bù, bồi thường về đất nên sẽ được nhận các khoản bồi thường và hỗ trợ khác: Ví dụ như bồi thường tài sản gắn liền với đất, cây trồng/vật nuôi trên đất, hỗ trợ khác tùy theo tình hình thực tế tại địa phương…

Trường hợp 2: Đủ điều kiện được nhận đền bù bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất 

Ca nhân, hộ gia đình có thể được nhận đền bù bồi thường là đất ở được Nhà nước giao không thông qua đấu giá. Nếu trong trường hợp không còn quỹ đất để đền bù bồi thường thì sẽ được đền bù bằng tiền tính theo giá đất cụ thể của loại đất bị thu hồi theo Quyết định của UBND cấp tỉnh tại thời điểm thu hồi đất.

Giá đất cụ thể được tính toán theo các căn cứ được quy định tại khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai 2013, Nghị định 44/2014/NĐ-CP như sau:

– Căn cứ trên kết quả điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai đối với thửa đất bị thu hồi;

– Căn cứ phương pháp xác định giá đất cụ thể được quy định tại Điều 3 Nghị định 44/2014/NĐ-CP: Các phương pháp này bao gồm hệ số điều chỉnh, thu thập, thặng dư, so sánh trực tiếp, chiết trừ;

– Căn cứ kết quả tư vấn của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất cụ thể (Sở Tài nguyên và Môi trường dựa trên nhu cầu định giá đất tại địa phương để lập kế hoạch định giá đất cụ thể trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, đồng thời, tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Việc lựa chọn tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất cụ thể thực hiện thông qua đấu thầu theo quy định của pháp luật).

Do giá đất thị trường tại từng khu vực địa phương là khác nhau, đồng thời thửa đất thu hồi tại mỗi nơi cũng có sự khác biệt. Vì vậy, không có giá cụ thể được áp dụng chung trong cả nước mà tùy từng trường hợp thu hồi đất cụ thể mà giá đất này được định giá theo quy định pháp luật.

Như vậy, mức giá đền bù bồi thường khi thu hồi đất để làm đường cao tốc là giá đất cụ thể được UBND cấp tỉnh nơi có đất bị thu hồi quyết định thông qua trình tự, thủ tục xác định giá cụ thể tại Luật Đất đai 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan. Mức giá này là khác nhau cho từng địa phương, từng dự án thu hồi đất làm đường cao tốc và từng trường hợp cụ thể, do đó, không có mức giá chung được áp dụng trong cả nước.

Quy trình thu hồi và đền bù để làm đường cao tốc tại Bình Dương

Hiện nay, việc thu hồi đất khá phổ biến của Nhà nước khi phục vụ việc phát triển cơ sở hạ tầng hay phục vụ giao thông. Không phải người dân nào cũng đủ điều kiện được đền bù khi bị nhà nước thu hồi đất. Việc nắm chắc các điều kiện được đền bù dựa trên các văn bản luật đền bù đất đai khi mở đường sẽ giúp độc giả an tâm hơn khi bản thân hoặc người thân bị thu hồi đất đai.

Trình tự, thủ tục thu hồi đất trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh- quốc phòng hoặc để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được tiến hành theo Điều 69 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:

Bước 1: UBND cấp huyện lập, thực hiện kế hoạch thu hồi đất làm đường cao tốc

– UBND cấp có thẩm quyền gửi thông báo thu hồi đất đến người sử dụng đất:

+ Thông báo phải được gửi đến người sử dụng đất trước ít nhất là 180 ngày đối với việc thu hồi đất phi nông nghiệp và trước ít nhất 90 ngày trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp;

+ Niêm yết thông báo tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi;

+ Thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng (loa, báo, đài phát thanh…);

Trong đó, Thẩm quyền thu hồi đất của UBND các cấp được quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 như sau:

+ UBND cấp huyện thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; hoặc đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

+ UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; thu hồi đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam);

+ Nếu việc thu hồi đất có đối tượng thuộc thẩm quyền của cả UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh quyết định thực hiện thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.

– UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có đất ban hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc trong trường hợp người sử dụng đất không tự nguyện phối hợp;

Giá đền bù đất làm đường cao tốc
Giá đền bù đất làm đường cao tốc

Bước 2: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (gồm có tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Hình thức lấy ý kiến: trực tiếp với người sử dụng đất tại nơi bị thu hồi (việc lấy ý kiến phải được lập thành văn bản và phải có xác nhận của UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi);

– Tiến hành niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản và hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trình UBND có thẩm quyền quyết định;

– Trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thì phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền (Sở Tài nguyên và Môi trường/Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất bị thu hồi);

Bước 3: UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất làm đường cao tốc; Thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

– UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Đồng thời, gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi;

– Thực hiện thu hồi, đền bù, bồi thường theo phương án đã được phê duyệt. Trong trường hợp người sử dụng đất không đồng ý với quyết định thu hồi, phương án đền bù, bồi thường thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện thuyết phục, vận động để người sử dụng đất tự nguyện thực hiện.

Trường hợp người sử dụng đất không bàn giao đất sau khi đã được thuyết phục, vận động thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo quy định hiện hành.

Bước 4: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng quản lý đất sau thu hồi (đất đã giải phóng mặt bằng) trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giao/cho thuê theo quy định pháp luật để thực hiện dự án làm đường cao tốc.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Giá đền bù đất làm đường cao tốc” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Giành quyền nuôi con Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Làm sao nếu giá đền bù đất nông nghiệp không thỏa đáng?

Nếu chủ đất nông nghiệp bị thu hồi cảm thấy giá đền bù đất nông nghiệp chưa thỏa đáng với mức bồi thường do UBND huyện đưa ra. Thì chủ đất có thể thực hiện khiếu nại quyết định bồi thường của UBND huyện theo quy định tại Khoản 1, Điều 7, Luật khiếu nại 2011.

Khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất làm đường cao tốc, Nhà nước hỗ trợ những khoản nào?

Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
Hỗ trợ khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles