Hạn mức cho thuê đất nông nghiệp tại Bình Dương

Sở hữu nhiều thửa đất nông nghiệp để trống không sử dụng nên nhiều người muốn cho thuê những thửa đất này để kiếm thêm thu nhập. Cho thuê đất là giao dịch diễn ra khá phổ biến trong đời sống hàng ngày của người dân. Nhiều người dân băn khoăn không biết liệu theo quy định về pháp luật đất đai, Hạn mức cho thuê đất nông nghiệp tại Bình Dương là bao nhiêu? Quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay như thế nào? Xử lý đất nông nghiệp vượt hạn mức thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay

Chủ sở hữu thửa đất nông nghiệp được thực hiện một số quyền đối với tài sản của mình, trong đó có bao gồm quyền mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất. Vậy pháp luật quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay như thế nào, nếu bạn đọc còn băn khoăn thì hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung sau:

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:

– Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:

+ Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

+ Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

– Đất trồng cây lâu năm:

+ Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

+ Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Đất rừng sản xuất là rừng trồng:

+ Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

+ Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền.

–  Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.

Hạn mức cho thuê đất nông nghiệp tại Bình Dương

Đất nông nghiệp là loại đất chiếm đa số trong lãnh thổ nước ta. Đây là loại đất người dân dùng để trồng trọt canh tác các loại cây nông nghiệp để kiếm sống. Khi không có nhu cầu sử dụng thì chủ thửa đất có thể cho thuê. Vậy Hạn mức cho thuê đất nông nghiệp tại Bình Dương là bao nhiêu, mời quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bên dưới:

Tại Việt Nam, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

Theo quy định của Luật đất đai 2013, người sử dụng đất được quyền sử dụng đất thông qua các hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất.

Trong đó, đất nông nghiệp được cho thuê theo hình thức thu tiền thuê đất hằng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Cụ thể:

Các trường hợp được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê gồm:

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

– Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129;

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm muối vượt hạn mức giao đất tại địa phương để sản xuất muối và tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối

– Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; 

Trường hợp được nhà nước cho thuê đất nông nghiệp theo hình thức trả tiền thuê đất hằng năm gồm:

– Đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muốn hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sông, ngòi, kênh rạch, suối để nuôi trồng thủy sản;

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Như vậy, khi người được Nhà nước cho thuê đất phải đáp ứng các điều kiện cho thuê đất nông nghiệp, bên cạnh đó, nhà nước hiện nay chưa đặt ra các quy định về hạn mức cho thuê đất nông nghiệp.

Hạn mức cho thuê đất nông nghiệp
Hạn mức cho thuê đất nông nghiệp

Xử lý đất nông nghiệp vượt hạn mức như thế nào?

Nhà nước là cơ quan đại diện đứng ra quản lý tình hình sử dụng đất tại các địa phương tỉnh thành. Để hạn chế tình trạng một cá nhân sở hữu quá nhiều đất đai, nhà nước đã ban hành hạn mức đối với mỗi loại đất. Vậy pháp luật hiện hành Xử lý đất nông nghiệp vượt hạn mức thế nào, quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau:

Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 29 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:

  1. Hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức dưới 01 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 01 héc ta đến 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 03 héc ta đến 05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức trên 05 héc ta.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền vượt hạn mức do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không thực hiện được việc trả lại đất đã nhận chuyển quyền thì Nhà nước thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.

Như vậy, nếu nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức có thể bị xử phạt đến 50 triệu đồng nếu diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức trên 05 héc ta. Đồng thời, người vi phạm còn buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền vượt hạn mức do thực hiện hành vi vi phạm mà có.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hạn mức cho thuê đất nông nghiệp” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Tranh chấp thừa kế đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Xe phải đăng ký tạm thời trong trường hợp nào?

Theo Điều 12 Thông tư 58/2020/TT-BCA thì xe phải đăng ký tạm thời trong trường hợp sau:
– Xe chưa được đăng ký, cấp biển số chính thức có nhu cầu tham gia giao thông;
– Xe đăng ký ở nước ngoài được cơ quan thẩm quyền cho phép vào Việt Nam du lịch, phục vụ hội nghị, hội chợ, triển lãm, thể dục, thể thao;
– Xe phục vụ hội nghị do Đảng, Nhà nước, Chính phủ tổ chức; xe ô tô làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe để tái xuất về nước hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam và xe có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng.

Đi xe máy mới mua không có biển số bị phạt bao nhiêu tiền?

Nếu xe gắn máy không thực hiện việc đăng ký xe thì có thể bị xử phạt với hai lỗi sau:
– Thứ nhất không có giấy tờ xe (điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe) bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Thứ hai, xe không biển số (điều khiển xe không gắn biển số) bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Nếu không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles