Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không theo quy định 2022?

Việc xem bói chắc hẳn không còn xa lạ trong xã hội hiện nay. Người hành nghề xem bói có thể xem bói bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể xem bói tại địa điểm nơi chốn cụ thể hoặc xem bói trực tuyến. Vậy theo quy định, Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không? Hành nghề xem bói có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Khi nào hành nghề xem bói cấu thành tội hành nghề mê tín dị đoan? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015;

Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Khái niệm xem bói

Xem bói kỳ thực bản chất của nó chính là để mỗi con người có thể biết được số mệnh của mình, rằng mọi sự trên đời chúng ta gặp phải là kết quả của duyên số. Nó nhằm mục đích hướng con người đến với cái thiện, tích thiện để có được đời sống sau này an vui, hạnh phúc. Và những người xem bói được họ là những người có số ăn lộc của Thánh thần, hoặc một thế lực tâm linh nào đó. Họ có khả năng nhìn bàn tay, tướng mặt, ngày sinh… để đọc được số mệnh của con người

Họ sẽ dựa vào đó để thấy được quá khứ, tương lai của một người hay cả một đất nước.Và những khả năng kỳ lạ này đã được cả thế giới công nhận.

Ấy vậy mà ngay này xem bói đang bị con người lợi dụng để kinh doanh, kiếm tiền bất chấp những gì mình nói là đúng hay sai, chỉ cần có người tin là họ có tiền. Chính vì vậy mà bản chất tốt đẹp của nét văn hóa này trong phút chốc bị thay đổi, con người vì quá tin mà nhiều khi thành mê tín lúc nào không hay.

Về cơ bản, xem bói là một môn khoa học với hệ thống lý luận, cơ sở chặt chẽ để mở ra những luận đoán về tương lai, số phận con người. Nguồn cội gốc rễ của hệ thống lý luận này dựa trên Kinh Dịch với các quẻ số. Trải qua hàng ngàn năm phát triển, kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn thì đã tạo ra hệ thống rất nhiều môn khoa học khác nhau được sử dụng để bói. Vậy Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không? Chúng ta sẽ được giải đáp ở nội dung tiếp theo.

Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không?

Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không? Căn cứ theo quy định Tại Khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;

c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;

d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

Căn cứ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định trên thì xem bói được coi là một hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan mà theo trong luật thì hành vi đấy bị xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Theo đó, xem bói được coi là vi phạm pháp luật.

Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không
Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không

Khi nào hành nghề xem bói cấu thành tội hành nghề mê tín dị đoan?

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm:

+ Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào nếp sống văn minh trong xã hội, xâm phạm vào trật tự – an toàn xã hội.

+ Mặt khách quan của tội phạm:

Tội phạm được thể hiện ở hành vi hành nghề mê tín dị đoan. Người phạm tội dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đa bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hành nghề mê tín dị đoan ở đây là dưới bất cứ hình thức nào gây ảnh hưởng đến nếp sống văn minh, trật tự công cộng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác như: bói toán, lên đồng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác.

Bói toán là đoán những việc của quá khứ, hiện tại và tương lai của người khác không có căn cứ khoa học.

Lên đồng là một hình thức mê tín dị đoan mà người phạm tội lừa bịp khi lên đồng, ví dụ như có thần thánh, ma quỷ nhập vào mình rồi phán bảo những điều nhảm nhí để người khác tin theo.

Các hình thức mê tín dị đoan khác như xem số, gọi hồn, xem tướng, xóc thẻ, yểm bùa, cúng ma, bắt tà, trừ ma, đội bát nhang…

– Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi có một trong những điều kiện sau:

+ Gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Cần chú ý xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả tác hại xảy ra.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý gián tiếp.

Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

Hành nghề xem bói có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo Điều 320 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Do đó, những người hành nghề xem bói có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử phạt hành chính nhưng mà vi phạm lại. Người hành nghề xem bói có thể bị đi tù lên đến 10 năm, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật Bình Dương về “Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tờ khai trích lục giấy khai sinh, trích lục hộ tịch, xin đổi tên trong giấy khai sinh, đổi tên căn cước công dân, hoặc vấn đề về xem bói bài Tarot có vi phạm pháp luật không… thì hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến Luật Bình Dương theo hotline:  0833.102.102 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp

Đi xem bói có bị xử phạt không?

Việc bạn đi xem bói không được xem là vi phạm pháp luật và bị xử phạt. Chỉ trong trường hợp việc xem bói đó có dấu hiệu mê tín dị đoan hoặc lợi dụng để trục lợi thì mới bị xử phạt theo Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.

Bói trên mạng có vi phạm không?

Nếu hành vi này không gây hậu quả nghiêm trọng; thì bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Nếu hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng như điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015 liệt kê; thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Xem bói bài Tarot có vi phạm pháp luật không?

Xem bói bài Tarot không phải là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi đấy được coi là vi phạm pháp luật khi người xem bói bài Tarot lợi dụng vào việc xem bói để tổ chức hoạt động mê tín dị đoan. Nếu người xem bói bài Tarot lợi dung việc xem bói để tổ chức hoạt động mê tín dị đoan thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời