Hành vi hôi của có vi phạm không?

Vấn nạn hôi của là một trong những vấn đề được báo chí nhắc đến rất nhiều trong thời gian vừa qua. Đây là hành vi do một người hoặc một nhóm người công khai lấy cắp đồ của người khác khi người đó đang trong hoàn cảnh không đủ khả năng bảo vệ tài sản của mình. Mặc dù dư luận xã hội đã lên án rất gay gắt những hành vi này nhưng vấn nạn hôi của vẫn còn tiếp diễn trong xã hội hiện nay. Vậy xét dưới góc độ pháp luật, hành vi Hôi của có vi phạm không? Hôi của trên đường có bị khép vào tội chiếm giữ tài sản trái phép không? Hôi của có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật hình sự 2015

Hôi của là gì?

Hôi của là một hành vi lấy đồ của người khác do nhiều người thực hiện cùng một lúc, hành vi xấu này xảy ra khi chủ tài sản không đủ khả năng bảo vệ tài sản của mình trước số đông nhiều người.

Căn nguyên của tệ nạn hôi của cũng như nhiều vấn nạn khác, là trách nhiệm cá nhân đã bị coi nhẹ trong cộng đồng, tâm lý đám đông đã ngấm vào máu.

Hôi của là hành vi lấy cắp đồ công khai của người khác do nhiều người cùng thực hiện, xảy ra khi người bị nạn không đủ khả năng bảo vệ tài sản của mình trước số đông nhiều người. Mặc dù, bị dư luận xã hội lên án gay gắt nhưng hành vi đáng xấu hổ này vẫn liên tiếp xảy ra trong thời gian qua.

Hôi của có vi phạm không?

Tùy từng trường hợp, tính chất, mức độ cụ thể của hành vi mà người có hành vi “hôi của” có thể bị xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản” hay “Tội trộm cắp tài sản”. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi hôi của như sau:

Căn cứ Khoản 2, Khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, theo đó:

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Theo đó, với hành vi hôi của của bạn thì bạn có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Hôi của có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Xét về mặt cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi “hôi của” có thể bị kết vào “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản”; hoặc nặng hơn là “Tội trộm cắp tài sản” dựa trên hậu quả, tính chất mức độ của hành vi.

Hôi của bị truy cứu về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Theo Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

“1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Hành hung để tẩu thoát;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

Hôi của có vi phạm không
Hôi của có vi phạm không

đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

Có thể thấy hành vi “hôi của” tưởng chừng như nhỏ nhưng hình phạt tù thấp nhất là 06 tháng và kịch khung cao nhất là 20 năm tù. Khung hình phạt này dựa trên giá trị đồ vật, tài sản đã lấy. Đồng thời có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Hôi của bị truy cứu về Tội trộm cắp tài sản

Theo Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

– Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản là di vật, cổ vật.

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tóm lại, có thể thấy hành vi “hôi của” chỉ xuất phát từ sự ích kỷ cá nhân nhưng hình phạt phải chịu tương đương với các tội danh nguy hiểm như: tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay tội trộm cắp tài sản.

Cần có biện pháp gì để hạn chế tình trạng hôi của hiện nay?

Để hạn chế tình trạng hôi của và những ảnh hưởng của nó tới chủ sở hữu tài sản, đạo đức xã hội cần thực hiện các biện pháp giáo dục như:

  • Giáo dục để cải thiện nhận thức của mỗi người, tránh tư duy hám của, không làm mà hưởng qua trường lớp, gia đình, các hoạt động đoàn thể,…
  • Nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt, khơi gợi sự học tập, phát huy những truyền thống tốt đẹp như giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn. Để khi người có tài sản ở trong tình trạng khó khăn không thể bảo vệ tài sản của mình vẫn sẵn sàng có những người bảo vệ, giúp đỡ, thay vì lợi dụng để làm lợi cho mình.
  • Phổ biến pháp luật, biện pháp xử phạt hôi của dưới góc độ pháp luật để ngăn chặn, răn đe những người có suy nghĩ lệch lạc.
  • Tuyên truyền cần được đẩy mạnh, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông để mọi người hiểu rõ về hôi của, có thái độ phù hợp, từ đó có hành động đúng đắn.

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị:

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư Bình Dương sẽ cung cấp các dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hôi của có vi phạm không?” đã được Luật Bình Dương giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật Bình Dương chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ Mức bồi thường thu hồi đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hôi của trên đường có bị khép vào tội chiếm giữ tài sản trái phép không?

Tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 được bổ sung bởi Điểm d Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội chiếm giữ trái phép tài sản, khi có hành vi hôi của trên đường có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên mà cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản thì bị khép vào tội chiếm giữ tài sản trái phép và bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Hôi của trên đường có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Căn cứ Khoản 2, Khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, theo đó, với hành vi hôi của của bạn thì bạn có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trả lại đồ vật, tài sản đã “hôi của” có bị truy cứu trách nhiệm không?

Trả lại đồ vật, tài sản đã “hôi của” vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Còn về truy cứu trách nhiệm hình
sự thì phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi và giá trị đồ vật, tài sản đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời