Hồ sơ thay đổi hộ tịch gồm những gì?

Hộ tịch là những sự kiện được pháp luật ghi nhận, để xác định tình trạng nhân thân của công dân trong suốt quá trình từ khi công dân sinh ra cho đến khi công dân chết đi chẳng hạn như đăng ký khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định lại dân tộc,… Khi những thông tin hộ tịch của cá nhân có sự thay đổi thì cần phải làm thủ tục điều chỉnh tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy Hồ sơ thay đổi hộ tịch gồm những gì? Nộp hồ sơ thay đổi hộ tịch tại đâu? Thủ tục đăng ký thay đổi hộ tịch thực hiện thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Quyền thay đổi họ của cá nhân được quy định thế nào?

Quá trình sinh sống của một công dân được ghi nhận từ khi người đó sinh ra cho đến khi người đó chết, trong quá trình này công dân chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước, các sự kiện liên quan đến công dân trong suốt quá trình này được pháp luật ghi nhận bằng việc cấp các giấy chứng nhận hoặc ghi vào hoặc xác nhận vào “Sổ hộ tịch” để quản lý.

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Hồ sơ thay đổi hộ tịch gồm những gì?

Một số các giấy tờ xác nhận các sự kiện hộ tịch của công dân do một số sai sót trong quá trình khai báo hoặc trong quá trình ghi nhận của cán bộ dẫn đến các thông tin bị sai lệch so với các giấy tờ khác hoặc so với thực tế. Do đó các nhà làm luật cho phép công dân được thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trên các giấy tờ, tài liệu này để đảm bảo tính chính xác cũng như giúp công dân thực hiện được các thủ tục hành chính liên quan nhằm đảm bảo quyền, lợi ích và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của công dân.

Hồ sơ thay đổi hộ tịch gồm:

* Giấy tờ phải xuất trình:

Loại giấy tờBản chínhBản saoMẫu đơn, tờ khai
– Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch. Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong CSDLQGVDC, CSDLHTĐT, được hệ thống điền tự động thì không phải tải lên (theo hình thức trực tuyến).10
– Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú trong trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân theo các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng các phương thức này thì người có yêu cầu không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến).10
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.00

* Giấy tờ phải nộp:

Loại giấy tờBản chínhBản saoMẫu đơn, tờ khai
– Giấy tờ làm căn cứ thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch.10
– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.10

Bao gồm

Loại giấy tờBản chínhBản saoMẫu đơn, tờ khai
– Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc theo mẫu (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp);1017. TK thay doi, cai chinh, bo sung ho tich, xa dinh lai dan toc.doc
– Biểu mẫu điện tử tương tác thực hiện đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc (do người yêu cầu cung cấp thông tin theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công, nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến);1017. BMDT tuong tac thay doi cai chinh ho tich xac dinh lai dan toc.doc
– Người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch thực hiện việc nộp/xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến) các giấy tờ sau:00

Nộp hồ sơ thay đổi hộ tịch tại đâu?

Hộ tịch bao gồm rất nhiều các lĩnh vực từ khai sinh, khai tử, kết hôn, quốc tịch,… Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

– Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch nộp hồ sơ thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã có thẩm quyền; nộp lệ phí nếu thuộc trường hợp phải nộp lệ phí thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch; nộp phí cấp bản sao Trích lục thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch nếu có yêu cầu cấp bản sao Trích lục thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch.

– Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến, người có yêu cầu thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, đăng ký tài khoản (nếu chưa có tài khoản), xác thực người dùng theo hướng dẫn, đăng nhập vào hệ thống, xác định đúng Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. Hai cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch bao gồm:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây đã đăng ký hộ tịch hoặc nơi cư trú của công dân hiện nay: thực hiện cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên và tại thời điểm cải chính hộ tịch đang cư trú ở trong nước.

Thủ tục đăng ký thay đổi hộ tịch gồm những gì?

Phạm vi thay đổi hộ tịch gồm: thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự; thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi. Những thay đổi về hộ tịch phải được ghi vào giấy tờ hộ tịch, thay đổi họ tên, quốc tịch, cải chính ngày sinh, nuôi con nuôi, ly hôn, chết.

Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 như sau:

+ Bước 1, chuẩn bị hồ sơ:

Người nào có nhu cầu cải chính hộ tịch chuẩn bị một bộ hồ sơ nêu trên.

+ Bước 2, tiếp nhận hồ sơ:

Người đăng ký cải chính hộ tịch nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền về cải chính hộ tịch để tiếp nhận thông qua bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân.

Có thể đến tại cơ quan có thẩm quyền nộp hồ sơ trực tiếp hoặc chuẩn bị hồ sơ và nộp qua đường bưu điện.

+ Bước 3, thẩm định hồ sơ:

Hồ sơ thay đổi hộ tịch gồm những gì
Hồ sơ thay đổi hộ tịch gồm những gì

Công chức tư pháp – hộ tịch sau khi tiếp nhận hộ sơ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ cải chính hộ tịch và thực hiện các công việc theo luật định.

Nếu hồ sơ hợp lệ, phù hợp với các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật hộ tịch và pháp luật có liên quan, thì công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành ghi nội dung cải chính vào Sổ hộ tịch, ghi nội dung cải chính (chỉ áp dụng đổi với Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn), ký tên cùng người yêu cầu cải chính hộ tịch vào sổ. Sau đó đề trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện cấp trích lục hộ tịch.

+ Bước 4, trả kết quả và gửi thông báo:

Công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành trao cho người đăng ký bản trích lục hộ tịch hoặc Giấy chứng nhận kết hôn, Giấy khai sinh cho người đăng ký cải chính hộ tịch.

Tiến hành gửi văn bản thông báo và bản sao trích lục hộ tịch sau khi thực hiện việc cải chính hộ tịch xong đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây của công dân nếu nơi thực hiện đăng ký cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch ban đầu. Nếu nơi đăng ký hộ tịch ban đầu là Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thì không thể gửi trực tiếp mà phải gửi đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến cơ quan này.

Sau khi tiếp nhận văn bản thông báo và bản sao trích lục hộ tịch thì Ủy ban nhân dân nưới đăng ký hộ tịch ban đầu hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài tiến hành cử cán bộ ghi vào Sổ hộ tịch các nội dung bao gồm:Số hiệu; ngày, tháng, năm cải chính hộ tịch; tên cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục hộ tịch; họ và tên người ký trích lục hộ tịch và tiến hành báo cáo đến thủ trưởng cơ quan để ký và đóng dấu xác nhận vào Sổ hộ tịch. 

– Thời gian thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch:

Thủ tục cải chính hộ tịch được thực hiện trong vòng ba ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên thời hạn này có thể được kéo dài thêm ba ngày làm việc nữa nếu trong trường hợp cần phải xác minh lại.

Như vậy đối với các giấy tờ liên quan đến vấn đề hộ tịch của công dân mà có sai sót về thông tin thì pháp luật hoàn toàn cho phép công dân có thể thực hiện việc cải chính, đính chính thông tin để đảm bảo tính đúng đắn, khách quan của sự thật cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP. 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thay đổi hộ tịch gồm những gì”   Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Trích lục hồ sơ địa chính cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Những lưu ý khi thay đổi, cải chính hộ tịch là gì?

 – Nếu trong trường hợp nộp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nơi cư trú và giấy tờ chứng minh căn cứ cải chính phải là bản sao photo công chứng, chứng thực.
– Các trường hợp nội dung cải chính hộ tịch khác nhau thì thành phần hồ sơ cũng sẽ có sự khác nhau nhất định.

Thời hạn giải quyết thay đổi hộ tịch mất bao lâu?

Thời hạn giải quyết:
–   03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và có đủ điều kiện theo quy định pháp luật
–   Trường hợp cần phải xác minh, làm rõ thì thời hạn trên  được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc  và phải có giấy hẹn.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles