Hồ sơ vay vốn sinh viên gồm những giấy tờ gì?

Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ vay vốn tại ngân hàng đối với những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có bao gồm chính sách hỗ trợ vay vốn dành cho sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Để được vay vốn tại ngân hàng, sinh viên cần phải chuẩn bị một số loại hồ sơ giấy tờ nhất định để tiến hành thủ tục vay vốn. Vậy cụ thể, theo quy định hiện nay, hồ sơ vay vốn sinh viên gồm những giấy tờ gì? Quy trình vay vốn sinh viên được thực hiện như thế nào? Quy định về mức tiền và mức lãi suất hỗ trợ vay vốn sinh viên ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Quyết định 157/2007/QĐ-TTg
  • Quyết định 05/2022/QĐ-TTg

Vay vốn học sinh sinh viên là gì?

Nhằm đảm bảo thực hiện tốt chủ trương giúp mọi người đều được tới trường, hiện nay, Nhà nước ta cũng đặc biệt quan tâm tới những trường hợp học sinh, sinh viên không đủ điều kiện để tới trường. Chính vì vậy mà các ngân hàng cũng đã có những hình thức cho vay vốn học sinh sinh viên nhằm thực hiện chủ trương tốt nhất. Tại Điều 1 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi Quyết định 05/2022/QĐ-TTgvề tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định về vay vốn học sinh sinh viên cụ thể như sau:

“Điều 1. Phạm vi áp dụng:
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.”

Đối tượng nào được hỗ trợ vay vốn sinh viên?

Theo Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg và khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là đối tượng được hỗ trợ vay vốn sinh viên. Cụ thể như sau:

  • Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
  • Sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
    • Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
    • Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
    • Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
  • Sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Điều kiện để được hỗ trợ vay vốn sinh viên

Sinh viên phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg để được hỗ trợ vay vốn sinh viên, cụ thể như sau:

  • Sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại mục 1.
  • Đối với sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
  • Đối với sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

Hồ sơ vay vốn sinh viên gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ vay vốn sinh viên gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị vay vốn sinh viên;
  • Giấy trúng tuyển đại học đối với sinh viên năm nhất.
  • Giấy xác nhận của nhà trường đối với sinh viên năm thứ hai trở lên.

Quy trình vay vốn sinh viên được thực hiện như thế nào?

Trình tự, thủ tục vay vốn sinh viên gồm các giấy tờ sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn

Bước 2: Sinh viên vay vốn ngân hàng điền đầy đủ thông tin cá nhân vào giấy đề nghị vay vốn theo mẫu.

Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ và kiểm tra thông tin được cung cấp. Đây là cơ sở quan trọng để đơn vị phê duyệt khoản vay cho người có yêu cầu.

Bước 4: Ngân hàng tập hợp các loại chứng từ trong hồ sơ sinh viên vay vốn ngân hàng để trình lên UBND.

Tại đây, UBND sẽ kiểm tra và xác nhận lại nhu cầu vay vốn của người làm đơn

Bước 5: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ mang giấy xác nhận của UBND trình cho Ngân hàng chính sách xã hội để xem xét việc cấp vốn.

Quy định về mức tiền và mức lãi suất hỗ trợ vay vốn sinh viên

Mức tiền hỗ trợ vay vốn sinh viên

Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg, mức tiền hỗ trợ vay vốn sinh viên tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên

Khi đó, ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức tiền hỗ trợ vay vốn sinh viên trên.

Trong chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức hỗ trợ vay vốn sinh viên.

Hồ sơ vay vốn sinh viên
Hồ sơ vay vốn sinh viên

Lãi suất hỗ trợ vay vốn sinh viên

Mức lãi suất hỗ trợ vay vốn sinh viên được quy định tại Điều 7 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg và khoản 2 Điều 1 Quyết định 853/2011/QĐ-TTg như sau:

  • Lãi suất cho vay ưu đãi đối với sinh viên là 0,65%/tháng
  • Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay

Thời hạn hỗ trợ vay vốn sinh viên

Các thời hạn hỗ trợ vay vốn sinh viên bao gồm:

  • Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thoả thuận trong Khế ước nhận nợ.

Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

  • Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên (sau đây viết tắt là HSSV) kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có).

Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

  • Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau:

(i) Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.

(ii) Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

  • Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định theo HSSV có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp các dịch vụ pháp lý, Luật sư Bình Dương với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hồ sơ vay vốn sinh viên” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ Hợp đồng cho thuê nhà đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Phương thức hỗ trợ vay vốn sinh viên được quy định thế nào?

Cụ thể tại Điều 3 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, việc cho vay đối với sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Khi đó, đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trường hợp sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.

Mức tiền hỗ trợ vay vốn sinh viên tối đa là bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg, mức tiền hỗ trợ vay vốn sinh viên tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên
Khi đó, ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức tiền hỗ trợ vay vốn sinh viên trên.
Trong chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức hỗ trợ vay vốn sinh viên.

Lãi suất hỗ trợ vay vốn sinh viên là bao nhiêu phần trăm?

Mức lãi suất hỗ trợ vay vốn sinh viên được quy định tại Điều 7 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg và khoản 2 Điều 1 Quyết định 853/2011/QĐ-TTg như sau:
– Lãi suất cho vay ưu đãi đối với sinh viên là 0,65%/tháng
– Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời