Học sinh bán thuốc lá điện tử xử lý như thế nào theo quy định?

Trong những năm gần đây, thuốc lá điện tử trở thành một “trào lưu” của giới trẻ, đặc biệt là những đối tượng ở lứa tuổi học sinh. Ngoài việc sử dụng thuốc ở trường học, nhiều học sinh còn đem thuốc lá điện tử để buôn bán cho các học sinh khác. Theo quy định, đây đều là những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm, học sinh nào có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định hiện nay, Học sinh bán thuốc lá điện tử xử lý như thế nào? Pháp luật có nghiêm cấm mua bán thuốc lá điện tử không? Điều kiện để được kinh doanh thuốc lá điện tử là gì? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Thuốc lá điện tử là gì?

Thuốc lá điện tử được hiểu là các thiết bị điện tử sử dụng pin để làm nóng dung dịch có chứa nicotine và các chất hóa học khác, đựng trong ống/bình chứa dùng một lần hoặc có thể tái nạp khí cho người sử dụng hít vào.

Bên cạnh đó, quy định tại Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, giải thích:

  • “Lá thuốc lá” là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L và Nicotiana rustica L là nguyên liệu đầu vào của quá trình chế biến nguyên liệu thuốc lá.
  • “Sản phẩm thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.

Như vậy, với tính chất có chứa nicotine và cách sử dụng là hít vào, thuốc lá điện tử được xem là một sản phẩm thuốc lá theo quy định của Nghị định 67/2013/NĐ-CP.

Pháp luật có nghiêm cấm mua bán thuốc lá điện tử không?

Theo quy định pháp luật, thuốc lá điện tử là một loại thuốc lá, cho nên khi kinh doanh thuốc lá điện tử cần đáp ứng điều kiện như khi kinh doanh thuốc lá.

Căn cứ khoản 3, Điều 26, Nghị định 67/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 106/2017/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh như sau:

  • Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
  • Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;
  • Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá;
  • Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chủ thể phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mua bán sản phẩm của thuốc lá theo quy định tại Khoản 3, Điều 27, Nghị định 67/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 106/2017/NĐ-CP bao gồm các hồ sơ sau:

Học sinh bán thuốc lá điện tử xử lý như thế nào
Học sinh bán thuốc lá điện tử xử lý như thế nào
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
  • Bản sao các văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
  • Hồ sơ về địa điểm kinh doanh

Cơ sở kinh doanh bán lẻ thuốc lá xin cấp giấy phép mua bán lẻ thuốc lá nộp hồ sơ tại Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, pháp luật Việt Nam không cấm hành vi mua bán thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng. Tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng được phép kinh doanh mua bán thuốc lá, mà chỉ có những chủ thể đáp ứng được những điều kiện của quy định pháp luật mới được phép kinh doanh.

Điều kiện để được kinh doanh thuốc lá điện tử

Sản phẩm thuốc lá điện tử được xem như một sản phẩm thuốc lá, vì vậy việc kinh doanh, mua bán thuốc lá điện tử phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cấp giấy phép buôn bán sản phẩm thuốc lá điện tử

Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh thuốc sản phẩm thuốc lá gồm:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.
  • Có hệ thống bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên).
  • Có văn bản giới thiệu của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

Điều kiện cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá điện tử

Theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, các điều kiện cấp giấy phép bán lẻ thuốc sản phẩm thuốc lá gồm:

  • Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật
  • Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.
  • Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

Như vậy, thuốc lá điện tử là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được phép kinh doanh tại Việt Nam. Người kinh doanh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thì mới được phép buôn bán hoặc bán lẻ sản phẩm thuốc lá điện tử.

Đối với các hành vi bán chui thuốc lá điện tử mà không có giấy phép kinh doanh đều có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Học sinh bán thuốc lá điện tử xử lý như thế nào?

Mức xử phạt hành chính

Theo quy định nêu trên có thể thấy học sinh không được phép buôn bán thuốc lá điện tử.

Mua bán thuốc lá điện tử nói riêng và thuốc lá nói chung theo quy định của pháp luật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện do đó chủ thể phải có giấy phép kinh doanh nếu không sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng, kèm theo các hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp được quy định tại Điều 6, Nghị định 98/2020/NĐ-CP khi:

  • Không có giấy phép kinh doanh;
  • Có giấy phép kinh doanh nhưng đã hết hiệu lực;
  • Không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh;
  • Sử dụng giấy phép kinh doanh của chủ thể khác kinh doanh.

Căn cứ Điều 8, Nghị định 98/2020/NĐ-CP buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu (bao gồm xì gà, các dạng thuốc lá thành phẩm khác) được coi là hành vi buôn bán hàng cấm. Do đó, tùy thuộc vào giá trị của lô hàng hóa mà không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có số tiền phạt tương ứng theo quy định tại Điều 8, Nghị định 98/2020/NĐ-CP kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả Điều này.

Chủ thể có các hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá, tùy theo các hành vi khác nhau như bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi, không treo biển thông báo… sẽ có hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quản khác nhau được quy định tại Điều 23, Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Xử lý hình sự

Mua bán thuốc lá điếu nhập lậu (bao gồm xì gà, các dạng thuốc lá thành phẩm khác) được pháp luật coi là hành vi buôn bán hàng cấm. Do đó tùy theo tính chất mức độ, giá trị lô hàng hóa mà có các mức phạt tiền hoặc tù khác nhau theo căn cứ tại điểm b, e, Khoản 1, điểm e, khoản 2, Điều 190, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị

Luật sư Bình Dương tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý, đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Học sinh bán thuốc lá điện tử xử lý như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Bình Dương luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ Thủ tục Giải chấp. Vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Học sinh THPT có được hút thuốc lá điện tử không?

Tại Điều 37 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, có quy định về các hành vi học sinh không được làm:
Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm
Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì học sinh THPT không được sử dụng thuốc lá kể cả đó là thuốc lá điện tử. Việc sử dụng có thể bị xử lý theo quy chế của nhà trường.

Có được hút thuốc lá tại quán karaoke không?

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật phòng, chống tác hại thuốc lá 2012 quy định địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:
Khu vực cách ly của sân bay;
Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
Như vậy việc bạn hút thuốc lá trong quán karaoke và được nhân viên nhắc nhở là đúng theo quy định. Tại quán karaoke bạn có thể hút thuốc trong khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá.

Những địa điểm nào cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá?

Những địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:
– Khu vực cách ly của sân bay;
– Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
– Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
Tuy nhiên, nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
– Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
– Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời