Hôi của có bị xử phạt không theo pháp luật?

Có thể thấy, hôi của không còn là vấn nạn xa lạ trong xã hội hiện nay. Thông thường, hành vi này sẽ xảy ra lúc chủ sở hữu gặp tại nạn hoặc các trường hợp bất đắc dĩ khác mà không thể bảo vệ tài sản của mình. Một nhóm người thay vì giúp đỡ sẽ lợi dụng thời điểm đó để thực hiện hành vi lấy đồ của chủ sở hữu. Hôi của có bị xử phạt không? Hành vi Hôi của có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hôi của trên đường có bị khép vào tội chiếm giữ tài sản trái phép không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết “Hôi của có bị xử phạt không?” sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015 

Hiểu thế nào là hôi của?

Hôi của là một hành vi lấy đồ của người khác do nhiều người thực hiện cùng một lúc, hành vi xấu này xảy ra khi chủ tài sản không đủ khả năng bảo vệ tài sản của mình trước số đông nhiều người.

Căn nguyên của tệ nạn hôi của cũng như nhiều vấn nạn khác, là trách nhiệm cá nhân đã bị coi nhẹ trong cộng đồng, tâm lý đám đông đã ngấm vào máu.

Hôi của là hành vi lấy cắp đồ công khai của người khác do nhiều người cùng thực hiện, xảy ra khi người bị nạn không đủ khả năng bảo vệ tài sản của mình trước số đông nhiều người. Mặc dù, bị dư luận xã hội lên án gay gắt nhưng hành vi đáng xấu hổ này vẫn liên tiếp xảy ra trong thời gian qua.

Hôi của có bị xử phạt không?

Hôi của thực chấy là hành vi lợi dụng việc người bị tai nạn bị ngã, choáng, ngất, thậm chí đã chết… để nhặt, lấy đồ đạc, tiền bạc (hổi của) người bị tai nạn giao thông không chỉ là hành vi dáng lên án về mặt đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Tùy từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi “hôi của” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” hay “trộm cắp tài sản”.

Hành vi hôi của bị xử lý hành chính như sau:

Trong trường hợp hành vi “hôi của” chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi hôi của sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ Khoản 2, Khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, theo đó:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Theo đó, câu hỏi Hôi của có bị xử phạt không? thì với hành vi hôi của của bạn thì bạn có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Hôi của có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Công nhiên chiếm đạo tài sản là hành vi vông khai chiếm đoạt tài sản của người khác trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản.

Căn cứ quy định tại Điều 147 – Bộ luật Hình sự quy định, cụ thể:

Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Bên cạnh mức hình phạt trên Điều luật này còn quy định ba khung hình phạt nặng hơn; trong đó, mức hình phạt cao nhất cho tội này có thể là tù chung thân.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, người hôi của còn có thể bị truy tố với tội danh Trộm cắp tài sản. Quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể:

Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xáo án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đối với tội Trộm cắp tài sản cũng có ba khung hình phạt nặng hơn; trong đó mức hình phạt cao nhất cho tội này có thể là tù chung thân; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trong các trường hợp có hiện tượng hôi của xảy ra lực lượng công an địa phương phải có trách nhiệm phối hợp với chính quyền bảo vệ tài sản của người bị nạn.

Nếu định lượng được giá trị tài sản đã bị những người hôi của chiếm đoạt thì hành vi của những người hôi của đã cấu thành tội phạm hình sự. Trong trường hợp này, để xác định rõ tội danh những người hôi của, các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm xác định các dấu hiệu liên quan. Tuy nhiên, qua các vụ hôi của đã xảy ra cho thấy, hành vi này có thể xem xét xử lý về các tội trộm cắp tài sản, hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Hôi của có bị xử phạt không
Hôi của có bị xử phạt không

Hôi của trên đường có bị khép vào tội chiếm giữ tài sản trái phép không?

Tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi Điểm d Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội chiếm giữ trái phép tài sản:

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vây, khi có hành vi hôi của trên đường có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên mà cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản thì bị khép vào tội chiếm giữ tài sản trái phép và bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến vấn đề Hôi của có bị xử phạt không?. Luật Bình Dương tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng cho thuê đất. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật Bình Dương thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Trả lại đồ vật, tài sản đã “hôi của” có bị truy cứu trách nhiệm không?

Trả lại đồ vật, tài sản đã “hôi của” vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Còn về truy cứu trách nhiệm hình sự thì phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi và giá trị đồ vật, tài sản đó.

Bao nhiêu tuổi thì chịu trách nhiệm hình sự với tội trộm cắp tài sản?

Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản là:
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên;
– Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:
– Mọi hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản đều có thể áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Riêng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, chỉ phải chịu hình phạt tù đối với tội trộm cắp tài sản trên 200 triệu; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh hoặc lợi dụng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để trộm cắp tài sản.

Hôi của trên đường có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Căn cứ Khoản 2, Khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, theo đó:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
Theo đó, với hành vi hôi của của bạn thì bạn có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời