Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
Tặng cho tài sản có điều kiện là gì?
Việc tặng cho tài sản có thể không kèm điều kiện hoặc kèm theo một điều kiện nhất định. Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ được sử dụng là hợp đồng tặng cho không có điều kiện (hoặc hợp đồng tặng cho thông thường) và hợp đồng tặng cho có điều kiện.
Điều kiện tặng cho được hiểu là một hoặc nhiều nghĩa vụ mà bên được tặng cho phải thực hiện trước hoặc sau khi nhận tài sản tặng cho. Thông thường, điều kiện tặng cho do bên tặng cho đưa ra và được sự chấp thuận của bên được tặng cho. Việc xác định điều kiện tặng cho phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, các bên không được phép thỏa thuận điều kiện mà vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Theo quy định tại Điều 462 Bộ luật dân sự 2015: Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hiểu thế nào là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện?
Theo quy định tại Điều 457, Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên cho sẽ bàn giao và chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho bên được tặng cho, không yêu cầu đền bù, và bên được tặng cho đồng ý.
Căn cứ và loại tài sản của Hợp đồng gồm 02 loại là hợp đồng tặng cho động sản và hợp đồng tặng cho bất động sản.
Theo quy định của Khoản 2, Điều 462, Bộ luật Dân sự 2015 về tặng cho tài sản có điều kiện, theo đó bên tặng cho sẽ bàn giao và chuyển quyền sở hữu tài sản được tặng cho khi bên được tặng cho thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ theo yêu cầu của bên tặng cho mà yêu cầu không vi phạm điều cấm của pháp luật và trái với đạo đức của xã hội.
Do đó, hợp đồng tặng cho nhà đất có điều kiện là hợp đồng tặng cho bất động sản có điều kiện.
Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 117, Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật.
Mặt khác, giao dịch dân sự có thể được thực hiện dưới dạng văn bản, lời nói, hành vi cụ thể. Tuy nhiên nếu pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được lập dưới hình thức văn bản được công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân thủ.
Hợp đồng tặng cho nhà đất có đối tượng là bất động sản, theo quy định của Khoản 1, Điều 495, Bộ luật Dân sư 2015 thì hợp đồng này phải được lập bằng văn bản và có công chứng chứng thực, do đó các bên cần lưu ý vấn đề này để tránh mất thời gian, hoặc hợp đồng vô hiệu.
Cách lập hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
Cách lập hợp đồng tặng cho nhà đất có điều kiện như sau:
Xác định các chủ thể, đối tượng, mục đích của hợp đồng
Việc xác định chủ thể, đối tượng, mục đích của Hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trọng việc giúp có được các thông tin cơ bản của hợp đồng:
- Chủ thể nào là các bên tham gia hợp đồng;
- đối tượng của hợp đồng là động sản hay bất động sản;
- Những lưu ý nào cần chú ý đối với từng loại tài sản: động sản, bất động sản;
- Mục đích của các bên là gì?
- Yêu cầu của các bên là gì…
Đây là bước đầu tiên và cũng là cơ bản nhất trong quá trình lập hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng tặng cho nhà đất có điều kiện nói riêng. Bước này giúp định hướng và xác định các loại tài liệu, văn bản pháp luật cần nghiên cứu.
Nghiên cứu, tìm kiếm các văn bản pháp luật liên quan
Một hợp đồng không chỉ có ý nghĩa ràng buộc giữa các bên tham gia hợp đồng mà nó còn có ý nghĩa đối với các mối quan hệ xã hội khác nên hợp đồng luôn đặt dưới sự ràng buộc của pháp luật về cả mặt chủ thể tham gia, nội dung hợp đồng, hình thức …Do đó, để tránh các trường hợp hợp đồng đã hoặc đang thực hiện vô hiệu về nội dung, hình thức… trước khi soạn thảo hợp đồng, cần phải có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan, các văn bản quy phạm pháp luật, các lưu ý cần chú ý dựa trên các thông tin đã được cung cấp.
Soạn thảo hợp đồng
Soạn thảo hợp đồng là quá trình tạo lập các điều khoản dựa trên sự thỏa thuận, yêu cầu của các bên và trong khuôn khổ pháp luật điều chỉnh quan hệ đó. Khi soạn thảo hợp đồng cần lưu ý những vấn đề pháp lý đã được nghiên cứu.
Kiểm tra, rà soát lại hợp đồng
Sau khi hợp đồng cơ bản đã hoàn thành, các bên nên đọc kỹ, xem xét lại các điều khoản hợp đồng để xem có nên thay đổi, bổ sung, lược bỏ bớt nội dung, điều khoản nào không. Có vấn đề, điều khoản nào thắc mắc, làm rõ thì cần được sự trao đổi, thống nhất ý kiến của các bên , không nên tự ý sửa đổi. Chính tả trong hợp đồng cũng là điều đáng được các bên chú ý rà soát. Sau khi rà soát, kiểm tra lại hợp đồng các bên đã đồng thuận thì các bên tiến hành ký kết hợp đồng.
Mẫu Hợp đồng tặng cho có điều kiện
Cần lưu ý những gì khi lập hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện?
Năng lực hành vi dân sự của các bên trong hợp đồng
Hợp đồng tặng cho nhà đất có điều kiện là một giao dịch dân sư, do đó nó phải tuân thủ đầy đủ điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ Khoản 1, Điều 117, Bộ luật Dân sự 2015, Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự là điều kiện cần của một chủ thể khi muốn tham gia vào giao dịch dân sự.
Do đó, khi lập hợp đồng các bên cần lưu ý: Liệu rằng các bên tham gia hợp đồng có bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sư, người chưa thành niên tại thời điểm kí kết. Để tránh trường hợp, hợp đồng đã và đang thực hiện bị vô hiệu vì lý do chủ thể.
Thời điểm thực hiện nghĩa vụ, thời điểm hợp đồng có hiệu lực
Thời điểm thực hiện nghĩa vụ: Căn cứ theo Khoản 1, Điều 462, Bộ luật Dân sự 2015, bên được tặng cho phải thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ của bên tặng trước hoặc sau khi được tặng cho.
Khi soạn thảo hợp đồng loại này, các bên nên lưu ý thời điểm thực hiện nghĩa vụ và thời điểm tài sản được chuyển giao quyền sở hữu nên được soạn thảo thành một điều khoản riêng để rõ ràng, tránh trường hợp bên được tặng cho thực hiện xong nghĩa vụ theo yêu cầu của bên tặng cho mà bên tặng cho không thực hiện việc bàn giao và chuyển giao quyền sở hữu, và ngược lại.
Mời bạn xem thêm:
- Dịch vụ đăng ký khai sinh khi không kết hôn tại Bình Dương
- Dịch vụ làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bình Dương trọn gói
- Dịch vụ đổi tên căn cước công dân tại Bình Dương uy tín
Khuyến nghị:
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư Bình Dương sẽ cung cấp các dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Bình Dương luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ Trích lục Khai tử Vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho tài sản có điều kiện như sau:
– Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, người nhận tặng cho sẽ chỉ được nhận tài sản khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà người tặng cho đã đưa ra trong hợp đồng tặng cho. Trong trường hợp này, nếu bên phía được tặng cho là con cái không thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng tặng cho đó thì bố mẹ có thể đòi lại tài sản đã tặng cho đó.
Hợp đồng tặng cho nhà đất có điều kiện là một giao dịch dân sư, do đó nó phải tuân thủ đầy đủ điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ Khoản 1, Điều 117, Bộ luật Dân sự 2015, Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự là điều kiện cần của một chủ thể khi muốn tham gia vào giao dịch dân sự. Do đó, khi lập hợp đồng các bên cần lưu ý: Liệu rằng các bên tham gia hợp đồng có bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sư, người chưa thành niên tại thời điểm kí kết. Để tránh trường hợp, hợp đồng đã và đang thực hiện bị vô hiệu vì lý do chủ thể.
Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.