Không ký hợp đồng có được đóng bảo hiểm không theo quy định 2022?

Bảo hiểm xã hội là khoản dự phòng cho người lao động trong các trường hợp ốm đau, bệnh tật, sinh con,… Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng nắm rõ những quy định liên quan đến vấn đề này. Vậy theo quy định, Công ty bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho người lao động trong trường hợp nào? Người lao động Ký hợp đồng bao lâu thì công ty bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? Không ký hợp đồng có được đóng bảo hiểm không? Công ty không đóng bảo hiểm thì người lao động có được tự đóng bảo hiểm không? Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động là bao nhiêu? Mời quý khách hàng theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được giải đáp về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Công ty bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho người lao động trong trường hợp nào?

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

**Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu người lao động là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

– Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.

Không ký hợp đồng có được đóng bảo hiểm không
Không ký hợp đồng có được đóng bảo hiểm không

Ký hợp đồng bao lâu thì công ty bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

[…]

Theo quy định này, những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, nếu khi các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Không ký hợp đồng có được đóng bảo hiểm không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm 2014 quy định:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Như vậy, qua quy định trên có thể thấy chỉ khi có hợp đồng lao động, thỏa mãn các điều kiện mới được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội. Điều đó đồng nghĩa với việc không ký kết hợp đồng không được đóng bảo hiểm bắt buộc.

Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm 2014 quy định:

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, người từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Công ty không đóng bảo hiểm thì người lao động có được tự đóng bảo hiểm không?

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà khi làm việc người lao động không ký hợp đồng lao động. Điều này dẫn đến việc người lao động không được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội và mất đi nhiều lợi ích.

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định rõ :

“Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này”

Theo đó, người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động là bao nhiêu?

Theo quy định người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, mức đóng cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Cụ thể, mức đóng được tính như sau:

Từ ngày 01/01/2016 người tham gia BHXH tự nguyện đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Mtnt = CN + m x 50000 (đồng/tháng)

Trong đó:

  • Mtnt: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
  • CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng.
  • m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.

Bên cạnh việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người lao động còn có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện để hưởng lợi ích khi đi khám, chữa bệnh. Người lao động tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Mức đóng BHYT hộ gia đình được thực hiện theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 7, Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

  • Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
  • Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
  • Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện giúp người lao động có nhiều lợi ích khi về già. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích tối đa người lao động nên ký kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi này người lao động không chỉ được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hộimà còn hưởng thêm các chế độ bảo hiểm xã hội khác khi tham gia làm việc.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề “Không ký hợp đồng có được đóng bảo hiểm không” . Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về sáp nhập doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký khai sinh không có chứng sinh, giải thể công ty, Thành lập công ty, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty, đổi tên giấy khai sinh, dich vụ ly hôn khi vợ ở nước ngoài, hướng dẫn ghi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bao nhiêu năm chốt bảo hiểm xã hội…. Hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Loại hợp đồng nào không phải đóng bảo hiểm xã hội?

– Hợp đồng thử việc
– Hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng
– Hợp đồng khoán việc
– Hợp đồng cộng tác viên.

Khi nào công ty phải đóng bảo hiểm cho nhân viên?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì ký kết hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên là phải đóng bảo hiểm cho nhân viên. . Do đó, nếu khi các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc thì có được thêm khoản nào không?

Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hàng năm theo quy định.

Đánh giá post

Related Articles

Trả lời