Lỗi không có thiết bị chữa cháy bị xử phạt thế nào?

Trong những năm gần đây, báo đài truyền hình không ít lần nhắc đến các vụ cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến người và của. Chính vì vậy, pháp luật nước ta đã đề ra các chính sách, yêu cầu các cơ sở phải trang bị bình chữa cháy theo quy định. Tuy nhiên thực tế có không ít cơ sở không trang bị đầy đủ vật dụng này. Vậy Lỗi không có thiết bị chữa cháy bị xử phạt thế nào? Quy định về trang bị bình chữa cháy hiện nay ra sao? Hối lộ cán bộ kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy có chịu trách nhiệm hình sự không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Quy định về trang bị bình chữa cháy hiện nay

Cháy nổ là một trong những điều mà không ai mong muốn vì hậu quả nặng nề của các vụ việc để lại đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tài sản, tính mạng của người dân. Việc trang bị các thiết bị chữa cháy là vô cùng cần thiết. Vậy quy định về trang bị bình chữa cháy hiện nay như thế nào, kính mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua nội dung sau:

Theo tiểu mục 5.1 mục 5 Tiêu chuẩn TCVN 3890:2023 quy định về trang bị bố trí bình chữa cháy như sau:

1.1 Trang bị, bố trí bình chữa cháy xách tay và bình chữa cháy có bánh xe

(i) Tất cả các khu vực trong nhà và công trình kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe.

(ii) Lựa chọn, tính toán trang bị và bố trí bình chữa cháy thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 TCVN 7435-1.

(iii) Đối với khu vực có diện tích hẹp và dài hoặc khu vực có nhiều cấp sàn khác nhau, gần kề nhau thì việc trang bị bình chữa cháy vẫn phải đảm bảo khoảng cách di chuyển từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ của một bình không vượt quá quy định tại (ii).

(iv) Trên cùng một sàn hoặc tầng nhà, nếu mặt bằng được ngăn thành các khu vực khác nhau bởi tường, vách, rào hoặc các vật cản khác không có lối đi qua lại thì việc trang bị bình chữa cháy phải riêng biệt và đảm bảo theo quy định tại (ii) và (iii).

(v) Phải có số lượng bình chữa cháy dự trữ không ít hơn 10% tổng số bình theo tính toán để trang bị thay thế khi cần thiết (cho phép không quá 100 bình mỗi loại).

(vi)  Bình chữa cháy được bố trí theo thiết kế, ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và nên có màu đỏ, trường hợp khó nhận biết có thể sử dụng các chỉ dẫn vị trí và theo các quy định tại Điều 5 TCVN 7435-1. Không được để bình chữa cháy tập trung một chỗ trừ trường hợp để trong kho dự trữ theo quy định tại (v).

Bình chữa cháy phải luôn sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức và được bố trí tại:

  • Nơi mà những người theo đường thoát nạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng;
  • Phù hợp nhất, gần lối ra vào phòng, cầu thang, hành lang và lối đi;
  • Ở các vị trí tương tự trên mỗi tầng, nơi các tầng có cấu trúc giống nhau.

Không đặt các bình chữa cháy ở các khu vực, vị trí sau:

  • Khi đám cháy tiềm ẩn có thể ngăn cản việc tiếp cận chúng;
  • Gần các thiết bị sinh nhiệt mà có thể làm ảnh hưởng chất lượng, hiệu quả của bình chữa cháy;
  • Ở những vị trí khuất sau cửa ra vào, trong tủ không quan sát được bình chữa cháy hoặc hốc sâu;
  • Nơi chúng có thể gây cản trở lối thoát nạn;
  • Ở các vị trí trong phòng hoặc hành lang cách xa lối ra trừ trường hợp cần thiết đối với nguy hiểm cháy;
  • Nơi chúng có thể bị hỏng do các hoạt động thường ngày.

(vii) Bình chữa cháy xách tay và bình chữa cháy có bánh xe phải đảm bảo tính năng và cấu tạo được quy định tại TCVN 7026, TCVN 7027.

1.2 Trang bị, bố trí bình bột chữa cháy tự động kích hoạt loại treo

– Các bình bột chữa cháy tự động kích hoạt loại treo phải phù hợp với TCVN 12314-1.

– Căn cứ điều kiện thực tế của nhà và công trình, có thể lắp đặt ở mặt tường hoặc treo trên trần nhà, với chiều cao thích hợp sao cho đảm bảo diện tích bảo vệ hữu hiệu theo công bố của đơn vị sản xuất. Trong bất kỳ trường hợp nào phải đảm bảo khoảng cách từ bộ phận cảm biến nhiệt đến trần nhà là không quá 40 cm.

– Bình bột chữa cháy tự động kích hoạt loại treo có thể được trang bị tại khu vực bếp của nhà hàng, các phòng nồi hơi, giặt là có diện tích không quá 100 m2. 

Nếu lắp đặt tại khu vực có diện tích trên 100m2 thì nên phân chia thành các khu vực có diện tích đến 100 m2 bằng tường ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 45) hoặc vách ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 45).

1.3 Trang bị, bố trí bình khí chữa cháy tự động kích hoạt

–  Bình khí chữa cháy tự động kích hoạt phải phù hợp với TCVN 12314-2.

– Cho phép trang bị bình khí chữa cháy tự động kích hoạt (có thiết kế bổ sung chức năng giám sát xả, tín hiệu xả phải được truyền về tủ trung tâm báo cháy) thay thế hệ thống chữa cháy tự động bằng khí tại các khu vực không thường xuyên có người với diện tích không quá 100 m2

Nếu lắp đặt tại khu vực có diện tích trên 100m2 thì phải phân chia thành các khu vực có diện tích không quá 100m2 bằng tường ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 45) hoặc vách ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 45).

Lỗi không có thiết bị chữa cháy bị xử phạt thế nào?

Nhận biết được tầm quan trọng của các thiết bị chữa cháy cũng như nhằm hạn chế những hậu quả do các vụ cháy nổ gây ra, pháp luật bắt buộc một số cơ sở phải trang bị thiết bị này. Vậy theo quy định hiện hành, Lỗi không có thiết bị chữa cháy bị xử phạt thế nào, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây:

Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về phạt vi phạm phương tiện trong phòng cháy chữa cháy như sau:

“Điều 44. Vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    b) Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật;
  2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ;
    ….
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được kiểm định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
    ….
  4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
  5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
    b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.”
    Như vậy, việc không kiểm tra trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt trên là đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt trên.

Lỗi không có thiết bị chữa cháy
Lỗi không có thiết bị chữa cháy

Hối lộ cán bộ kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy có chịu trách nhiệm hình sự không?

Việc trang bị bình chữa cháy tại một số cơ sở là nghĩa vụ bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nơi vẫn chưa thực thi những quy định về phòng chống cháy nổ mà pháp luật đã đề ra. Nhiều trường hợp khi bị xử phạt còn hối lộ cán bộ kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, vậy khi đó liệu có chịu trách nhiệm hình sự không, mời quý độc giả cùng đón đọc:

Theo Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đưa hối lộ như sau:

“Điều 364. Tội đưa hối lộ

  1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
    b) Lợi ích phi vật chất.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
    c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
    e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
  4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
  7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
    Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”
    Như vậy, hành vi đưa hối lộ cho cán bộ công an thực hiện kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy để sửa giấy giấy kiểm định là trái quy định của pháp luật.

Tùy theo trường hợp cụ thể mà người có hành vi cụ thể sẽ bị xử lý hình sự với các mức phạt khác nhau. Trong trường hợp giá trị tài sản hối lộ lên tới trên 1 tỷ thì có thể nhận mức phạt tù lên tới 20 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Lỗi không có thiết bị chữa cháy” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Bình Dương luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Tra cứu quy hoạch đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện..

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện đối với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 42 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì Điều kiện đối với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có Chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh.
2. Hoạt động cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Hộ kinh doanh có được kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy ?

Việc hộ kinh doanh có được kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy cũng phải đáp ứng các điều kiện bắt buộc theo quy định tại Chương VI Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. Theo đó, cần phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau:
– Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thực hiện hoạt động cụ thể liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.
– Về vấn đề nhân sự, người lao động cần đáp ứng được các điều kiện về chứng chỉ hành nghề và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng.
Điều quan trọng nhất, thông thường để có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy yêu cầu số lượng nhiều người lao động. Đối chiếu theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì nếu sử dụng từ trên 10 người lao động thì phải hoạt động kinh doanh ở loại hình doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles