Mua bán dâm xử lý thế nào theo quy định?

Trong những năm gần đây, vấn nạn mua bán dâm ngày càng diễn biến phức tạp trong đời sống xã hội và được báo chí đề cập rất nhiều. Các lượng lượng chức năng đã và đang tăng cường công tác điều tra và nhận diện những cá nhân, tổ chức có hành vi mua bán dâm hiện nay. Những đối tượng có hành vi vi phạm, dựa theo chế tài pháp luật quy định sẽ bị xử phạt thích đáng. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện nay, hành vi Mua bán dâm xử lý thế nào? Mua bán dâm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Các hành vi bị nghiêm cấm trong pháp lệnh phòng chống mại dâm gồm những hành vi nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015

Mua bán dâm là hành vi gì?

Theo quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 quy định về mua dâm và bán dâm như sau:

– Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

– Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong pháp lệnh phòng chống mại dâm

Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

  • Mua dâm;
  • Bán dâm;
  • Chứa mại dâm;
  • Tổ chức hoạt động mại dâm;
  • Cưỡng bức bán dâm;
  • Môi giới mại dâm;
  • Bảo kê mại dâm;
  • Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm;
  • Các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm: Những hành vi tiếp tay, che giấu, dung túng để tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động mại dâm.

Mua bán dâm xử lý thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính đối với người mua dâm

Căn cứ Điều 22 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003, người có hành vi mua dâm bị xử lý như sau:

Người mua dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền, cụ thể:

Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua dâm như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với người bán dâm

Điều 23 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 quy định hình thức xử lý đối với người bán dâm như sau:

Người bán dâm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Người bán dâm là người nước ngoài thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất.

Theo Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bán dâm như sau:

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.
  • Hình thức xử phạt bổ sung:
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
  • Trục xuất người nước ngoài có hành vi mua bán dâm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi bán dâm.
Mua bán dâm xử lý thế nào
Mua bán dâm xử lý thế nào

Mua bán dâm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

– Đối với người mua dâm:

Theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003, người mua dân, bán dân tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

+ Trong trường hợp người mua dâm người dưới 18 tuổi có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 329 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) về tội mua dâm người dưới 18 tuổi.

Cụ thể, người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi (trừ trường hợp giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi) thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Mức phạt tối đa đối với người có hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi nêu trên là từ 03 năm đến 07 năm tù giam. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

+ Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 148 Bộ luật Hình sự.

Theo đó, người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Mức phạt cao nhất đối với tội danh này lên đến 07 năm tù giam.

– Đối với người bán dâm

Hiện nay, Bộ luật Hình sự chưa quy định cụ thể về xử phạt đối với hành vi bán dâm mà chỉ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại mục 2.2 nêu trên. 

Tuy nhiên, trong trường hợp người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 148 Bộ luật Hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác.

Trong trường hợp người bán dâm còn có hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm thì có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 327 (Tội chứa mại dâm) hoặc Điều 328 Bộ luật Hình sự (Tội môi giới mại dâm).

Trách nhiệm của cộng đồng trong việc phòng chống mại dâm

Theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 và Điều 8 Nghị định 178/2004/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mại dâm như sau:

Mọi cá nhân có trách nhiệm:

– Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm;

– Tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống mại dâm;

– Giáo dục, quản lý, ngăn ngừa để thành viên trong gia đình mình không tham gia tệ nạn mại dâm;

– Phát hiện, cung cấp kịp thời các thông tin về tệ nạn mại dâm cho cơ quan Công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

– Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mại dâm; động viên, khuyến khích việc phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn mại dâm và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị:

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý. Luật sư Bình Dương với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mua bán dâm xử lý thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Bình Dương luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ Thuận tình ly hôn nhanh Vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm bị xử lý như thế nào nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm bị xử lý sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý.

Hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm người trên 18 tuổi bị xử phạt ra sao?

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua dâm, bán dâm.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm;
+ Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm;
+ Môi giới mua dâm, bán dâm.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Tội môi giới mại dâm đối với người dưới 18 tuổi bị xử lý như thế nào?

Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, Tội môi giới mại dâm đối với người dưới 18 tuổi bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời