Mức đóng bảo hiểm của công ty là bao nhiêu?

Bảo hiểm xã hội là chế độ và quyền lợi của pháp luật dành cho người lao động làm việc tại các công ty. Theo đó, công ty sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên của mình theo định kỳ hàng tháng dựa trên quy định của pháp luật. Vậy cụ thể theo quy định mới cập nhật hiện hành, Mức đóng bảo hiểm của công ty là bao nhiêu? Đóng bảo hiểm xã hội dựa theo mức lương nào? Quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động hiện nay ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014

Quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động

Có thể thấy, lực lượng lao động chiếm thành phần đông đảo trong xã hội hiện nay. Bảo hiểm xã hội là một trong những mối bận tâm chung của người lao động vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ khi làm việc. Quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động hiện nay như sau:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Theo Khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội quy định về các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì người lao động tại các doanh nghiệp phải tham gia BHXH bắt buộc nếu:

  • Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Bên cạnh đó BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. 

Tại Khoản 1, Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế cũng có quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT trong đó có:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; 
  • Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức;

Như vậy, người lao động tại doanh nghiệp có hợp đồng lao động chính thức từ 03 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH và BHYT bắt buộc. Cả người lao động và doanh nghiệp có trách nhiệm đóng BHXH và BHYT theo quy định của pháp luật.

Mức đóng bảo hiểm của công ty là bao nhiêu?

Đội ngũ người lao động là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi công ty. Bên cạnh những quyền lợi mà công ty đạt được từ thành phẩm của người lao động, công ty cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định cho nhân viên, trong đó có bao gồm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy Mức đóng bảo hiểm của công ty là bao nhiêu, hãy cùng theo dõi:

Căn cứ Điều 85 và Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì:

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2023 vào quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động (NLĐ) cụ thể như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của lao động Việt Nam:

Người sử dụng lao độngNgười lao động Việt Nam
Bảo hiểm xã hộiBảo hiểm thất nghiệpBảo hiểm  y tếBảo hiểm xã hộiBảo hiểm thất nghiệpBảo hiểm  y tế
Hưu trí-tử tuấtỐm đau-thai sảnTai nạn lao động-bệnh nghề nghiệpHưu trí-tử tuấtỐm đau-thai sảnTai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp
14%3%0,5% (*)1%3%8%1%1,5%
21,5%10,5%
Tổng = 32%

(*) Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.

* Mức đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài:

Người sử dụng lao độngNgười lao động nước ngoài
Bảo hiểm xã hộiBảo hiểm thất nghiệpBảo hiểm  y tếBảo hiểm xã hộiBảo hiểm thất nghiệpBảo hiểm  y tế
Hưu trí-tử tuấtỐm đau-thai sảnTai nạn lao động-bệnh nghề nghiệpHưu trí-tử tuấtỐm đau-thai sảnTai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp
14%3%0,5% (*)3%8%1,5%
20,5%9,5%
Tổng = 30%

(*) Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0,3%.

Mức đóng bảo hiểm của công ty
Mức đóng bảo hiểm của công ty

Đóng bảo hiểm xã hội dựa theo mức lương nào?

Tình huống đặt ra là chị B vào làm việc chính thức tại công ty X từ tháng 08/2023. Gần hết tháng, công ty X có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho chị B theo thỏa thuận nhưng bộ phận kế toán thắc mắc không biết đóng bảo hiểm xã hội dựa theo mức lương nào, hãy cùng làm rõ qua nội dung bên dưới:

Hiện nay, người lao động đi làm thường đóng bảo hiểm xã hội dựa trên mức lương đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, khoản tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm=Mức lương theo công việc/chức danh+Phụ cấp lương bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động+Khoản bổ sung xác định cụ thể, được trả thường xuyên trong kỳ trả lương

Đây đều là những khoản tiền được thỏa thuận rõ trong hợp đồng lao động và cũng được doanh nghiệp thực hiện chi trả thường xuyên tại mỗi kỳ trả lương cho người lao động.

Việc đóng bảo hiểm xã hội full lương được hiểu là trường hợp người sử dụng lao động đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trên tổng mức lương trả hằng tháng cho người lao động.

Ví dụ lương doanh nghiệp trả cho người lao động là 10 triệu đồng/tháng thì mức đóng bảo hiểm xã hội full lương (của cả người lao động và doanh nghiệp) = 32% x 10 triệu đồng = 3,2 triệu đồng/tháng.

Việc đóng bảo hiểm xã hội full lương không được các doanh nghiệp lựa chọn phổ biến bởi chi phí cao. Do đó, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp trả lương cao nhưng họ sẽ chia nhỏ lương thành lương cơ bản cùng các khoản trợ cấp, phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội để chỉ đóng bảo hiểm xã hội với mức thấp.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mức đóng bảo hiểm của công ty” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Bình Dương luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là bản cam kết xây dựng nhà tạm hay các dịch vụ khác vui lòng liên hệ hotline. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện..

Câu hỏi thường gặp

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên có bị phạt?

Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ và thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Nếu người lao động thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không đóng bảo hiểm cho người đó thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo khoản 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội mà nhận tiền được không?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nếu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng bảo hiểm chứ không được thỏa thuận nhận tiền thay cho đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp thỏa thuận không tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:
Người lao động: Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng.
Người sử dụng lao động: Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles