Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm của người lao động năm 2023

Khi làm việc cho người sử dụng lao động, ngoài khoản tiền lương cơ bản, người lao động còn có thể được hưởng các khoản phụ cấp khác tùy theo từng trường hợp cụ thể. Một trong những khoản thu nhập phổ biến dành cho người lao động làm việc trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại, nguy hiểm chính là mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định hiện nay, Mức phụ cấp độc hại nguy hiểm là bao nhiêu? Căn cứ xác định mức phụ cấp độc hại nguy hiểm là gì? Phụ cấp độc hại có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019

Phụ cấp độc hại là gì?

Pháp luật không có quy định nào để định nghĩa khái niệm phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên ta có thể hiểu như sau:

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được hiểu là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động; nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần; thậm chí là sự suy giảm khả năng lao động. Đây là khoản phụ cấp áp dụng đối với người lao động làm công việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm; độc hại; và tùy thuộc vào từng đối tượng lao động và từng công việc khác nhau mà khoản phụ cấp sẽ khác nhau.

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là chế độ phụ cấp thâm niên cho người lao động khi làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tuy nhiên; thực tế cho thấy; không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chi trả khoản phụ cấp này cho người lao động. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của những người lao động; đặc biệt là về sức khỏe, tính mạng.

Mức phụ cấp độc hại nguy hiểm năm 2023

Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/6/2023

Theo khoản 1 Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV, mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức được chia thành 4 mức 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

Với mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP) thì mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/6/2023.

MứcHệ sốMức tiền phụ cấp
10,1149.000 đồng/tháng
20,2298.000 đồng/tháng
30,3447.000 đồng/tháng
4 0,4596.000 đồng/tháng

Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm từ ngày 01/7/2023

Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành).

Như vậy, với sự thay đổi trên, mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ ngày 01/7/2023, cụ thể như sau:

MứcHệ sốMức tiền phụ cấp
10,1180.000 đồng/tháng
20,2360.000 đồng/tháng
30,3540.000 đồng/tháng
4 0,4720.000 đồng/tháng

Trong đó:

(1) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

– Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

– Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

– Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

– Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

(2) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại (1).

(3) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại (1).

(4) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại (1).

Căn cứ xác định mức phụ cấp độc hại nguy hiểm

Như trên đã trình bày, mức chi trả phụ cấp độc hại đối với từng đối tượng sẽ khác nhau vì phải phụ thuộc trực tiếp vào tính chất công việc mà họ làm. 

Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ công chức

Căn cứ Thông tư 07/2005/TT-BNV; tiền phụ cấp độc hại; nặng nhọc; nguy hiểm thường sẽ được chia thành 4 cấp dành cho người lao động. Cụ thể là cấp 01, cấp 02, cấp 03 và cấp 04; Mỗi cấp sẽ tương ứng với mức lương cơ sở của thời điểm làm việc hiện tại. 

Nếu tính lương cơ sở của người lao động trong thời điểm hiện tại. Mức lương cơ sở của người lao động đang ở mức 1,49 triệu đồng/tháng. Cụ thể như sau:Đối với mức 01, tương đương với hệ số 0,1 sẽ bằng 149.000 đồng/thángĐối với mức 02, tương đương với hệ số 0,2 sẽ bằng 298.000 đồng/thángĐối với mức 03, tương đương với hệ số 0,3 sẽ bằng 447.000 đồng/thángĐối với mức 04, tương đương với hệ số 0,4 sẽ bằng 596.000 đồng/tháng

Đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; thì cách tính để chi trả phụ cấp độc hại sẽ được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại; nguy hiểm. Nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc; nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.

Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với người lao động

Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước

Đối với đối tượng là người lao động làm trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; được hướng dẫn theo Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề; công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động; so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề; công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp; bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề; công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc; có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày; làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.

Như vậy; nếu như đối tượng cán bộ, công chức; viên chức tính phụ cấp độc hại theo mức lương cơ sở; thì đối với đối tượng người lao động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; thì tính phụ cấp trích theo tỷ lệ % so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Mức phụ cấp độc hại
Mức phụ cấp độc hại

Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với người lao động khác

Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về Chế độ nâng lương, phụ cấp và trợ cấp ta có thể hiểu đối với chế độ phụ cấp độc hại sẽ được bên người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của người sử dụng lao động.

Tuy nhiên; theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 7, Nghị định 49/2013/NĐ-CP; Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7%; so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương; làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy; tuy pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; nhưng vẫn đề ra mức tối thiểu để hạn chế việc đơn vị sử dụng lao động chi trả phụ cấp độc hại cho người lao động thấp; không tương xứng với sức lao động mà người lao động bỏ ra.

Phụ cấp độc hại có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Sau cách tính phụ cấp độc hại; thì vấn đề phụ cấp độc hại có phải nộp thuế TNCN không cũng được quan tâm. Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân và khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC); thì các khoản trợ cấp phụ cấp không tính thuế TNCN bao gồm:

  • phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
  • phụ cấp quốc phòng, an ninh;
  • phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
  • phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
  • trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
  • trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi,
  • trợ cấp do suy giảm khả năng lao động,
  • trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và
  • các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
  • trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp; trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương; tiền công theo quy định của Chính phủ.

Như vậy các khoản phụ cấp độc hại sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị:

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư Bình Dương, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về các vấn đề lao động, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang. 

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mức phụ cấp độc hại” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Bình Dương luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ soạn thảo hợp đồng lao động, Trích lục Hộ khẩu. Vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Việc chi trả phụ cấp độc hại nguy hiểm cho quản trang tại nghĩa trang liệt sĩ được quy định như thế nào?

Việc chi trả phụ cấp độc hại nguy hiểm cho quản trang tại nghĩa trang liệt sĩ được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động làm công tác quản trang tại các nghĩa trang liệt sĩ do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Cách tính chi phí phụ cấp độc hại nguy hiểm như thế nào?

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Điều kiện để được hưởng phụ cấp bằng hiện vật là gì?

Công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề  được hưởng chế độ bồi dưỡng Phụ cấp bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
– Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
– Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời