Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không?

Bảo hiểm y chế độ bảo hiểm dành cho những đối tượng tham gia khi không may bị ốm đau, bệnh tật, phải đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Khi tham gia bảo hiểm y tế, người dân sẽ được cấp cho thẻ bảo hiểm y tế có thời hạn sử dụng nhất định. Tuy theo từng loại bảo hiểm y tế khác nhau mà thời hạn sử dụng được quy định khác nhau. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện hành, liệu người tham gia ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không? Đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục được hưởng quyền lợi gì? Bảo hiểm y tế hết hạn có gia hạn được không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 146/2018/NĐ-CP

Bảo hiểm y tế là gì?

Hiện nay, có nhiều định nghĩa về Bảo hiểm y tế.

Thứ nhất, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, không nhằm mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và toàn dân tham gia.

Thứ hai, bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm y tế sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.

Theo quy định tại khoản 1.2 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục được hưởng quyền lợi gì?

Với những ai đã tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên, quyền lợi của họ của được nâng lên rất nhiều. Cụ thể:

Cụ thể, khoản 3 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

* Người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám, chữa bệnh lớn hơn 06 tháng lương cơ sở:

– Không phải nộp số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

– Được cấp hóa đơn thu với số tiền cùng chi trả đủ 06 tháng lương cơ sở để không phải cùng chi trả tiền khám, chữa bệnh trong năm đó.

* Người bệnh có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám, chữa bệnh khác nhau hoặc cùng một cơ sở mà lớn hơn 06 tháng lương cơ sở:

– Vẫn phải thanh toán toàn bộ chi phí đồng chi trả cho cơ sở khám chữa bệnh.

– Được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

Lưu ý: Người có số tiền cùng chi trả vượt quá 06 tháng lương cơ sở được tính từ ngày 01/01, quỹ BHYT chỉ thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi từ thời điểm người đó tham gia đủ 05 năm liên tục đến hết ngày 31/12 của năm đó.

Ví dụ: Người lao động điều trị ung thư có tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT là 300 triệu đồng/năm khi chưa đủ điều kiện được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” sẽ phải cùng chi trả 20% chi phí khám, chữa bệnh BHYT tương ứng với 60 triệu đồng.

Khi đã được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” thì sẽ không phải cùng chi trả 60 triệu đồng này nữa.

Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không?

Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.

Theo đó, để được tính 5 năm liên tục, người tham gia BHYT phải đóng từ đủ 05 năm liên tục, trong đó được phép gián đoạn tối đa 03 tháng.

Như vậy, dù đóng BHYT gián đoạn nhưng thời gian gián đoạn không quá 03 tháng thì người tham gia vẫn được tính thời gian này vào thời gian đóng BHYT 05 năm liên tục.

Ví dụ: Chị A đi làm và tham gia BHYT tại công ty từ tháng 01/2020 đến tháng 4/2021 thì nghỉ việc, thời gian 5 năm liên tục được ghi nhận trên thẻ là ngày 01/10/2022.

Vì không đi làm nên đến ngày 10/6/2021, chị A đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình. Như vậy thời gian ngắt quãng không tham gia BHYT của chị A là hơn 01 tháng (chưa quá 03 tháng) nên chị A vẫn được tính thời điểm đủ 5 năm liên tục là ngày 01/10/2022.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không?”.

Bảo hiểm y tế có thời hạn sử dụng bao lâu?

– Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế đến hết tháng mà đơn vị sử dụng lao động báo giảm lao động.

– Trường hợp người hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền đến khi không còn là đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Trẻ em dưới 06 tuổi:

  • Trường hợp sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
  • Trường hợp sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

– Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của UBND cấp huyện đến khi không còn thuộc nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp.

– Người thuộc hộ gia đình nghèo,… mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn trong danh sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

– Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn trong danh sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

– Người hiến bộ phận cơ thể: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

– Học sinh, sinh viên:

  • Học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
  • Học sinh lớp 12: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.

– Học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

  • Học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày nhập học.
  • Học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

– Đối với các đối tượng khác:

Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng
Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng
  • Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày đóng tiền bảo hiểm y tế.
  • Trường hợp tham gia bảo hiểm y tế lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày nộp tiền đóng bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế hết hạn có gia hạn được không?

Hiện nay việc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế được áp dụng đối với người tham gia BHYT tự nguyện theo diện hộ gia đình. Khi thẻ bảo hiểm y tế hết hạn thì người tham gia hoàn toàn có thể gia hạn thẻ để tiếp tục sử dụng.

Căn cứ theo quy định Mục III Hướng dẫn 2616/HD-BHXH năm 2011 thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành:

“III. Hồ sơ, thủ tục đóng tiền và cấp thẻ BHYT tự nguyện

3.2. Đối với người đã tham gia BHYT từ trước (kể cả bắt buộc lẫn tự nguyện), nay tiếp tục tham gia theo hình thức tự nguyện, để đảm bảo được hưởng quyền lợi BHYT liên tục, phải đóng tiền BHYT trước khi thẻ cũ hết thời hạn sử dụng ít nhất 10 ngày theo quy định.

Các Đại lý thu tổ chức thu tiền đóng BHYT từ ngày 15 đến ngày 20 hằng tháng đối với các trường hợp này.

Trong thời gian từ ngày 21 đến ngày 25, Đại lý thu có trách nhiệm chuyển nộp tiền đóng BHYT và hồ sơ của người tham gia cho cơ quan BHXH quận, huyện,

Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 01 của tháng sau.

3.3. Cơ quan BHXH quận, huyện tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tiền đóng BHYT, tổ chức in và giao thẻ cho các Đại lý thu trước khi thẻ có giá trị sử dụng để phát cho người tham gia BHYT.”

Như vậy, người tham gia phải tiến hành gia hạn thẻ trước khi thẻ cũ hết hạn sử dụng ít nhất 10 ngày để đảm bảo được hưởng quyền lợi BHYT liên tục.

Khuyến nghị

Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư Bình Dương để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi. 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tra cứu thông tin quy hoạch. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của học sinh là bao lâu?

Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông: Thẻ BHYT được cấp hằng năm:
+ Học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
+ Học sinh lớp 12: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm đó.
Học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
+ Học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
+ Học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

Đang nằm viện mà thẻ BHYT hết hạn có được hưởng tiếp BHYT?

Khoản 4 Điều 16 Luật BHYT 2008 đã quy định một trong các trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng là thẻ đã hết thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho người tham gia BHYT thì vẫn có trường hợp thẻ BHYT đã hết hạn nhưng người bệnh vẫn được hưởng các quyền lợi về BHYT.
Trường hợp này được ghi nhận cụ thể tại khoản 9 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng.
Theo đó, nếu người bệnh đang nằm viện mà thẻ BHYT hết hạn thì tiếp tục được hưởng các quyền lợi về BHYT đến khi ra viện nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày thẻ hết hạn.

Có được gia hạn bảo hiểm y tế hộ nghèo sau khi bị cắt?

Khoản 4 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định theo BHYT của hộ nghèo có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo thông tin bạn cung cấp thì ngày 29/02/2020 gia đình bạn bị cắt hộ nghèo nên thẻ BHYT của ban thuộc diện hộ nghèo cũng bị cắt.
Cho nên, bạn không được sử dụng thẻ BHYT của diện hộ nghèo. Bạn có mua thẻ BHYT theo diện hộ gia đình.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles