Người say rượu phạm tội bị xử lý thế nào theo quy định 2022?

Rượu bia là một trong những loại chất kích thích làm cho con người mất khả năng kiểm soát hành vi và nhận thức của mình. Vậy Theo quy định Người say rượu phạm tội bị xử lý thế nào? Người say rượu có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Trường hợp Người say rượu phạm tội gây tai nạn chết người bị xử lý thế nào? Người say rượu phạm tội có được giảm nhẹ tội? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015 

Người say rượu phạm tội bị xử lý thế nào?

Tại Điều 13 Bộ luật Hình sự đã quy định:

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, theo quy định trên thì người có hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác vẫn bị coi là người có năng lực trách nhiệm hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, trong trường hợp chất kích thích là ma túy hoặc phạm tội theo nhóm, người phạm tội còn bị khởi tố về tội danh tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự.

Người say rượu có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người phạm tội chỉ không phải chịu trách nhiệm hình sự trong 07 trường hợp nêu tại Bộ luật Hình sự 2015

– Sự kiện bất ngờ: Không thể thấy trước hoặc buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội;

– Không có năng lực trách nhiệm hình sự: Đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;

– Phòng vệ chính đáng: Vì bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, của người khác… mà chống trả một cách cần thiết;

– Tình thế cấp thiết: Vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người khác… mà không còn cách nào khác phải gây ra một thiệt hại nhỏ hơn;

– Trong khi bắt giữ người phạm tội;

– Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ: Dù đã thực hiện đúng quy trình, áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn có thiệt hại;

– Thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.

Ngoài ra, tại Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định cụ thể phạm tội cho dùng rượu, bia như sau:

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, người say rượu dẫn đến mất khả năng nhận thức vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Người say rượu phạm tội bị xử lý thế nào
Người say rượu phạm tội bị xử lý thế nào

Người say rượu phạm tội gây tai nạn chết người bị xử lý thế nào?

Căn cứ khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội vi phạm quy định về an toàn giao như sau:

– Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

+ Không có giấy phép lái xe theo quy định;

+ Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

+ Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

+ Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

+ Làm chết 02 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Làm chết 03 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

– Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Như vậy, nếu say rượu mà tham gia giao thông làm chết một người thì em của anh phải chịu mức phạt có thể lên đến 10 năm tù.

Người say rượu phạm tội có được giảm nhẹ tội?

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự thì người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác (“ngáo đá”), thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Theo Điều 51, 52 Bộ luật Hình sự quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phạm tội khi say rượu, bia, “ngáo đá” không phải là tình tiết giảm nhẹ cũng không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

– Tuy nhiên, đối với một số tội thì phạm tội khi sử dụng rượu, bia, “ngáo đá” là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự, cụ thể:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260), cụ thể:

Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

+ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267), cụ thể:

Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

+ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 272).

Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật Bình Dương về “Người say rượu phạm tội bị xử lý thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tờ khai trích lục giấy khai sinh, trích lục hộ tịch, xin đổi tên trong giấy khai sinh, Đổi tên căn cước công dân, soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con… thì hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến Luật Bình Dương theo hotline:  0833.102.102 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp

Phạm tội khi say rượu, bia có thuộc tình tiết giảm nhẹ hình phạt?

Theo Điều 51, 52 Bộ luật Hình sự quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phạm tội khi say rượu, bia, “ngáo đá” không phải là tình tiết giảm nhẹ cũng không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Thậm chí, đối với một số tội thì phạm tội khi sử dụng rượu, bia, “ngáo đá” là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự

Say rượu đụng xe làm chết người có phải bồi thường không?

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Nếu say rượu mà tham gia giao thông làm chết một người thì bị xử lý như thế nào?

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
+ Không có giấy phép lái xe theo quy định;
+ Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
+ Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
+ Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Như vậy, nếu say rượu mà tham gia giao thông làm chết một người thì em của anh phải chịu mức phạt có thể lên đến 10 năm tù.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời