Nguyên tắc quản lý con dấu năm 2022

Có thể thấy, con dấu xuất hiện trên rất nhiều giấy tờ tài liệu, hồ sơ, các văn bản hành chính ở nhiều lĩnh vực khác nhau hiện nay. Nhiều văn bản yêu cầu phải sử dụng con dấu, nếu không có con dấu văn bản sẽ không có hiệu lực theo quy định. Vậy pháp luật quy định về Nguyên tắc quản lý con dấu như thế nào? Theo quy định, Điều kiện sử dụng con dấu là gì? Hành vi nào bị nghiêm cấm theo nguyên tắc quản lý con dấu? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết “Nguyên tắc quản lý con dấu năm 2022” sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  •  Nghị định 99/2016/NĐ-CP

Khái niệm con dấu

Hiện nay, khái niệm con dấu đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.

Con dấu quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.

Nguyên tắc quản lý con dấu như thế nào?

Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu tổ chức, cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 4 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, theo đó:

Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu gồm:

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.

2. Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu.

3. Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

4. Con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu màu đỏ.

Điều kiện sử dụng con dấu là gì?

Điều kiện sử dụng con dấu

1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.

2. Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.

4. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

b) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi;

c) Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.

Nguyên tắc quản lý con dấu năm 2022
Nguyên tắc quản lý con dấu năm 2022

Quy đinh về việc sử dụng con dấu có hình quốc huy

 Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu có hình Quốc huy

1. Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thư ký Quốc hội.

2. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Chính phủ, các bộ; cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng cục hoặc đơn vị tương đương Tổng cục.

4. Văn phòng Chủ tịch nước.

5. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.

6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân, dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.

7. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.

8. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án quân khu và tương đương.

9. Đại sứ quán, Phòng Lãnh sự thuộc Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Tổng Lãnh sự danh dự, Lãnh sự danh dự, Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên Chính phủ hoặc tại vùng lãnh thổ nước ngoài.

10. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Ngoại giao.

11. Cơ quan khác có chức năng quản lý nhà nước và được phép sử dụng con dấu có hình Quốc huy theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

Hành vi nào bị nghiêm cấm theo nguyên tắc quản lý con dấu?

Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.

2. Mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu.

3. Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng.

4. Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký.

5. Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu.

6. Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu của Cơ quan, tổ chức khác để hoạt động.

7. Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.

8. Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu.

9. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.

10. Đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền.

11. Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu.

12. Lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quá trình giải quyết thủ tục về con dấu để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

13. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến vấn đề Nguyên tắc quản lý con dấu năm 2022. Luật Bình Dương tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật Bình Dương thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Mua bán con dấu bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi mua bán con dấu sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng và 5.000.000 đồng. Ngoài ra có hình thức phạt bổ sung là tịch thu con dấu và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp từ việc mua bán con dấu trái phép.

Chiếm đoạt con dấu cho riêng mình có hợp pháp không?

Theo đó, chiếm giữ con dấu của doanh nghiệp là việc đưa con dấu râ khỏi trụ sở chính mà không được phép hoặc cất giấu ở nơi không ai biết.
Còn chiếm đoạt con dấu được hiểu là hành vi cố ý lấy con dấu làm của riêng bằng bất kỳ phương thức, thủ đoạn nào như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, dùng thủ đoạn gian dối, trộm cắp, chây ì, độc chiếm, không bàn giao

Một doanh nghiệp được phép có bao nhiêu con dấu?

Căn cứ theo quy định hiện hành, doanh nghiệp sẽ tự quyết định số lượng dấu của doanh nghiệp mình. Chính vì vậy, doanh nghiệp của bạn có thể tự quy định số lượng con dấu trong điều lệ hoặc các văn bản khác của công ty.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời