Phạm tội giết người chưa đạt phải đi tù bao nhiêu năm theo luật định

Hiện nay, tội phạm giết người đang diễn biến rất phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi trong xã hội. Tuy nhiên, trường hợp giết người chưa đạt thì pháp luật xử lý hành vi này ra sao? Phạm tội giết người chưa đạt có bị xử lý hình sự không? Cấu thành của tội giết người chưa đạt như thế nào? Tội giết người chưa đạt bị xử lý như thế nào? Hành vi Phạm tội giết người chưa đạt phải đi tù bao nhiêu năm? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015 

Khái niệm giết người chưa đạt

Giết người là hành vi tước đoạt quyền sống của người khác một cách trái pháp luật. Người bị giết phải là người còn sống đồng thời, bản thân giết người thì việc “giết” đã bao hàm sự cố ý, tức là hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. Do đó, nếu có trường hợp nào tước đoạt tính mạng người khác không phải do cố ý thì không phải là giết người.

Giết người chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Cấu thành của tội giết người chưa đạt

(1) Yếu tố lỗi
+ Tội giết người: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp.
-Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người.

Ví dụ: Ông A lợi dụng thời cơ xâm nhập vào nhà ông B để giết ông B vì tư thù cá nhân. Tuy nhiên, vì sức khỏe không tốt và trong bóng tối nên ông A đâm dao không trúng vào chổ hiểm nên ông B chỉ bị thương tật chứ không chết. Thì hành vi này của ông A vẫn được xem là giết người. Dù rằng hậu quả chết người không xảy ra trên thực tế nhưng hành vi giết người của ông A đã thực hiện đến giai đoạn cuối cùng.

(2) Mặt khách quan của tội giết người chưa đạtHanh vi khách quan của tội giết người là hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống.Tuy nhiên, cần phân biệt với các trường hợp: nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát; nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người khác thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

(3) Mặt chủ quan của tội giết người chưa đạtNgười phạm tội giết người luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

(4) Khách thể của tội giết người chưa đạtHành vi của người phạm tội giết người đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người. Tuy nhiên, tội giết người chưa đạt được hình thành khi người phạm tội đã thực hiện đến giai đoạn giết người nhưng hậu quả đem lại là người bị hại chưa chết.

(5) Chủ thế của tội giết người chưa đạt Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào từ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thể của tội giết người.Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Phạm tội giết người chưa đạt bị xử lý như thế nào?

Vậy Phạm tội giết người chưa đạt bị xử lý như thế nào? Phạm tội giết người chưa đạt phải đi tù bao nhiêu năm? Căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự của tội giết người chưa đạt được quy định tại  Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, cụ thể:

Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Phạm tội giết người chưa đạt có bị xử lý hình sự không?

Điều 15 Bộ luật hình sự 2015 cũng đã khẳng định rằng “người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”.

Như vậy, người phạm tội giết người chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.

Điều 123 Bộ luật này cũng quy định về hình phạt đối với hành vi giết người như sau:

Phạt tù từ 12 năm – 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình với người có 1 trong các hành vi sau:

– Giết 02 người trở lên

– Giết người dưới 16 tuổi

– Giết phụ nữ mà biết là có thai

– Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân

– Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình

– Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

– Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác

– Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân

– Thực hiện tội phạm một cách man rợ

– Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp

– Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người

– Thuê giết người hoặc giết người thuê

– Có tính chất côn đồ

– Có tổ chức

– Tái phạm nguy hiểm

– Vì động cơ đê hèn.

Nếu phạm tội không thuộc các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 07 – 15 năm tù.

Phạm tội giết người chưa đạt phải đi tù bao nhiêu năm
Phạm tội giết người chưa đạt phải đi tù bao nhiêu năm

Phạm tội giết người chưa đạt phải đi tù bao nhiêu năm?

Vậy theo quy định Phạm tội giết người chưa đạt phải đi tù bao nhiêu năm? Sau đây là giải đáp của chúng tôi:

Trường hợp người phạm tội từ đủ 18 tuổi trở lên

Theo Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015:

– Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

– Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.

– Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ¾ mức phạt điều luật quy định.

Như vậy, người thực hiện hành vi giết người không thành có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người với mức phạt tù không quá 20 năm nếu thuộc trường hợp áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình. Trường hợp phạt tù có thời hạn thì được áp dụng mức phạt không quá 3/4 mức phạt theo quy định.

Trường hợp người phạm tội dưới 18 tuổi

Căn cứ điều 101,102 bộ luật hình sự 2015; quy định về hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi như sau:

+ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, mức phạt cao nhất với hành vi giết người không đạt là không quá 9 năm tù nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/8 mức phạt tù mà điều luật quy định.

+ Đối với người người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với hành vi giết người đạt là không quá 4 năm tù nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/6 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật Bình Dương về Phạm tội giết người chưa đạt phải đi tù bao nhiêu năm?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tờ khai trích lục giấy khai sinh, trích lục hộ tịch, xin đổi tên trong giấy khai sinh, Đổi tên căn cước công dân, xác nhận tình trạng hôn nhân với người nước ngoài… thì hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến Luật Bình Dương theo hotline:  0833.102.102 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp

Giết người không thành có bị đi tù không?

Giết người không thành là cố ý thực hiện hành vi giết người nhưng không thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn, đồng thời chưa gây ra hậu quả làm thiệt hại đến tính mạng của người khác. Theo Điều 15 Bộ Luật Hình sự, giết người không thành được coi là một trong những trường hợp phạm tội chưa đạt. Trong đó, người phạm tội chưa đạt vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Như vậy, nếu thực hiện hành vi giết người, kể cả chưa làm thiệt hại đến tính mạng của nạn nhân, người vi phạm vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi giết người của mình.

Với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi giết người không thành đi tù bao nhiêu năm?

Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, mức phạt cao nhất với hành vi giết người không đạt là không quá 9 năm tù nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/8 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Khi nào phạm tội giết người nhưng không bị tử hình?

Ngoài tội giết người quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự còn có một số quy định với các tội khác cùng có hành vi giết người nhưng không có mức phạt tử hình, cụ thể như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ; Tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời