Phí chuyển đổi đất ao sang đất ở tại Bình Dương là bao nhiêu?

Đất ao là phần diện tích đất nằm trong khuôn viên đất ở của hộ gia đình. Thông thường, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp phần đất ao ở những hộ gia đình sinh sống trong vùng nông thôn. Tuy nhiên, xét dưới khía cạnh pháp lý thì nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến loại đất này. Nhiều người dân băn khoăn không biết theo quy định hiện hành, Phí chuyển đổi đất ao sang đất ở tại Bình Dương là bao nhiêu? Thủ tục chuyển đổi đất ao sang đất ở tại Bình Dương thực hiện như thế nào? Thời hạn nộp phí chuyển đổi đất ao sang đất ở tại Bình Dương là bao lâu? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

Đất ao là loại đất gì?

Đất ao hay còn gọi là đất vườn ao của hộ gia đình cá nhân là loại đất được quy định tại Điều 103 Luật Đất đai 2013. Là loại đất cùng một thửa với diện tích đất có nhà ở /hay thuộc cùng một thửa đất đã có nhà ở trên đất. Một số đặc điểm nổi bật của loại đất vườn ao này như sau:

  • Nằm cùng một thửa với diện tích đất ở;
  • Diện tích đất vườn ao của hộ gia đình có thể được sử dụng với mục đích trồng cây hàng năm như ngô, khoai, sắn, đậu tương,… hoặc được sử dụng với mục đích nuôi trồng thủy hải sản hoặc để trồng lúa hoặc trồng cây lâu năm;
  • Đất vườn ao là loại đất có nguồn gốc là khai hoang hoặc được Nhà nước giao cùng với đất ở hoặc được nhận tặng cho, thừa kế;
  • Không phải mọi trường hợp đất vườn, ao đều được Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất;
  • Diện tích đất vườn ao không được công nhận là đất ở thì sẽ được công nhận với mục đích theo hiện trạng sử dụng/quyết định giao/hoặc theo quá trình lấn chiếm, quản lý, sử dụng;
  • Diện tích đất vườn ao (ngoài diện tích đất được công nhận là đất ở) là loại đất có thời hạn sử dụng;

Đất ao có chuyển đổi thành đất ở được không?

Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở là một trong những trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước. Như đã phân tích kể trên, tùy từng trường hợp khác nhau mà pháp luật đất đai xác định loại đất đối với đất ao. Do đó, việc xác định chuyển đổi đất ao sang đất ở trong từng trường hợp cũng khác nhau:

  • Nếu đất ao nằm trong cùng một thửa với đất có nhà trong khu dân cư thì đương nhiên được xác định thuộc nhóm đất ở, vì vậy chủ sử dụng đất không cần phải thực hiện thủ tục chuyển đổi đất ao sang đất ở nữa
  • Nếu đất ao nằm trong trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở, đất ao không cùng thửa với đất có nhà, sử dụng để nuôi trồng thủy sản thì thuộc nhóm đất nông nghiệp. Căn cứ theo các trường hợp được nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất quy định tại Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đất ao được phép chuyển đổi thành đất ở (hay còn gọi là đất thổ cư). Tuy nhiên việc chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư sẽ phải dựa trên những tiêu chí và điều kiện nhất định.

Phí chuyển đổi đất ao sang đất ở tại Bình Dương là bao nhiêu?

Đất ao là một loại hình đất khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là vùng nông thôn. Loại đất này phục vụ quá trình chăn nuôi, sản xuất của người dân. Tức trên phần đất này, cá nhân, tổ chức có thể sản xuất ra hoa lợi, lợi tức để phục vụ cuộc sống thường nhật. Nó được xem là hình thức của đất nông nghiệp. Khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất ao sang đất ở, chủ sử dụng đất ao sẽ phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như: lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân và các khoản lệ phí khác. Cụ thể:

Thứ nhất, số tiền thuế mà chủ sử dụng đất ao cần phải nộp được xác định như sau:

Số thuế cần nộp=Số thuế phát sinhSố thuế được miễn giảm (nếu có)

Trong đó cách xác định số thuế phát sinh là:

Số thuế phát sinh=Diện tích đất cần tính thuếxGiá 1m2 đất sử dụngxThuế suất (%)

Thứ hai, lệ phí địa chính sẽ tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc:

Thứ ba, cấp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) nhà nước áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

Thứ tư, đối với phí cấp chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần.

Thứ năm, về phí trích lục bản đồ địa chính,

Thời hạn nộp phí chuyển đổi đất ao sang đất ở tại Bình Dương là bao lâu?

Chuyển đất ao (đất nông nghiệp) sang đất ở là một trong những trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước.Thực tế cho thấy nhiều người dân không thể tự mình tính chính xác hoặc không biết cách áng chừng số tiền phải nộp dẫn tới không chuẩn bị đủ tiền so với thông báo của cơ quan thuế. Nếu biết cách tính chi phí khi chuyển đất vườn ao lên đất thổ cư không chỉ giúp người dân biết được số tiền phải nộp mà còn có thể đối chiếu, kiểm tra số tiền phải nộp trong thông báo của cơ quan thuế. Căn cứ khoản 4 và khoản 8 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ như sau:

* Tiền sử dụng đất:

Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo thông báo.

Chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo thông báo.

* Lệ phí trước bạ: Thời hạn nộp lệ phí trước bạ chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo, trừ trường hợp người nộp thuế được ghi nợ lệ phí trước bạ.

Phí chuyển đổi đất ao sang đất ở
Phí chuyển đổi đất ao sang đất ở

Thủ tục chuyển đổi đất ao sang đất ở tại Bình Dương

Tình tới thời điểm hiện nay, ở những vùng quê, ao hồ luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi gia đình người làm nông. Mặc dù vậy, khi cuộc sống hiện đại phát triển, việc người dân sử dụng ao nước của các hộ gia đình dần giảm đi. Cũng bởi một số lý do một số hộ gia đình đã có nhu cầu chuyển đổi đất ao sang đất ở để phục vụ mục đích sử dụng hoặc cũng có thể thuận tiện cho việc mua bán, tặng cho. Để thực hiện thủ tục chuyển đổi đất ao sang đất ở, chủ sử dụng đất thực hiện 04 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Bước 2. Nộp và tiếp nhận hồ sơ

Nếu như Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì Phòng tài nguyên và môi trường nơi có đất sẽ là cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Trường hợp này, người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để được giải quyết theo thẩm quyền.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ (dựa vào căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất), nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 4: Nhận kết quả

Người sử dụng đất nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Khuyến nghị

Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư Bình Dương để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi. 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Phí chuyển đổi đất ao sang đất ở” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Bồi thường thu hồi đất Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ chuyển đất ao sang đất ở tại cơ quan nào?

Nếu như Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì Phòng tài nguyên và môi trường nơi có đất sẽ là cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Trường hợp này, người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để được giải quyết theo thẩm quyền.

Hồ sơ chuyển đất ao sang đất ở gồm những gì?

Người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Chuyển từ đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở sang đất ở có thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất không?

Căn cứ theo quy định hiện hành thì khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở sang đất ở, bạn sẽ phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles