Quy định cấp giấy ra viện hiện nay như thế nào?

Để được hưởng chế độ ốm đau sau khi nhập viện, người lao động cần xuất trình cho bên phía công ty và phía cơ quan bảo hiểm để chứng minh tình trạng sức khỏe của mình. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp theo quy định. Vậy cụ thể, pháp luật quy định cấp giấy ra viện hiện nay như thế nào? Bị mất giấy ra viện có xin cấp lại được không? Giấy ra viện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong trường hợp nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Giấy ra viện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong trường hợp nào?

Bảo hiểm xã hội là chế độ dành cho nhân viên làm việc tại các cơ quan, tổ chức. Trong quá trình làm việc khi không may bị ốm đau, bệnh tật phải nhập viện thì người dân cần xin giấy ra viện tại các cơ sở y tế để nộp cho đơn vị sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm. Vậy cụ thể, Giấy ra viện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong trường hợp nào, hãy cùng theo dõi:

Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ BHXH gồm: Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và tử tuất. Trong đó giấy ra viện là giấy tờ quan trọng được tổ chức BHXH dùng làm căn cứ để giải quyết và xét hưởng các chế độ thai sản và chế độ ốm đau cho bệnh nhân đang tham gia BHXH.

Bệnh nhân hưởng chế độ ốm đau

Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội; Khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT và Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập và hồ sơ gồm:

Trong trường hợp điều trị nội trú:

  • Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi. 
  • Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; 
  • Trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.

Bệnh nhân hưởng chế độ thai sản

Căn cứ Theo Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:

Đối với lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:

– Điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện nếu chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú.

– Điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.​

Quy định cấp giấy ra viện hiện nay như thế nào?

Trợ cấp ốm đau là khoản tiền dành cho người lao động sau khi nằm viện điều trị bệnh. Khoản tiền này nhằm hỗ trợ cho người lao động trong quá trình chữa trị, phục hồi sức khỏe để trở lại làm việc tại công ty. Nhiều độc giả thắc mắc không biết quy định cấp giấy ra viện hiện nay như thế nào, sau đây chúng tôi sẽ giúp độc giả làm sáng tỏ:

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về cấp giấy ra viện như sau:

“Điều 15. Cấp giấy ra viện

  1. Thẩm quyền cấp giấy ra viện: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
  2. Mẫu và cách ghi giấy ra viện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
  3. Trường hợp người bệnh được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế khi kết thúc điều trị, theo dõi tại Trạm y tế thì được cấp giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.”
    Theo đó, mẫu giấy ra viện theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Thẩm quyền cấp giấy ra viện là Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.

Lưu ý:

Giấy ra viện phải có ghi đầy đủ ngày, tháng, năm và có chữ ký cụ thể:

  • Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.
  • Tại phần “Trưởng khoa”: Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Tại phần “Thủ trưởng đơn vị”: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.

Như vậy, giấy ra viện hợp lệ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cần đảm bảo các quy tắc ghi thời gian được nghỉ để điều trị (thời gian không quá 30 ngày), ghi ngày, tháng, năm trùng với ngày ra viện và các yêu cầu về chữ ký.

Quy định cấp giấy ra viện
Quy định cấp giấy ra viện

Bị mất giấy ra viện có xin cấp lại được không?

Sau khi ra viện, người dân sẽ được tổ chức y tế cấp cho giấy ra viện để nộp hồ sơ hưởng các chế độ trợ cấp của bảo hiểm xã hội dành cho người lao động. Trong nhiều trường hợp, người dân không may làm thất lạc giấy tờ này. Vậy liệu khi đó, bị mất giấy ra viện có xin cấp lại được không, chúng tôi sẽ giúp quý độc giả làm rõ vấn đề này nhé:

Theo khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017, Giấy ra viện đã cấp mà có sai sót thông tin sẽ được cơ sở khám, chữa bệnh cấp lại hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung. Cụ thể:

Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
    a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
  • Bị mất, bị hỏng;
  • Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
  • Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
  • Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
    Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, trường hợp bị mất, hỏng Giấy ra viện, người lao động hoàn toàn có thể quay lại bệnh viện nơi mình đã điều trị để xin cấp lại.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định cấp giấy ra viện” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Xác nhận độc thân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại giấy ra viện trong trường hợp nào?

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện có trách nhiệm cấp lại giấy ra viện trong các trường hợp:
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện.

Giấy ra viện cũ cấp không đúng mẫu có giá trị làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hay không?

Theo quy định tại Điều 28 Thông tư 56/2017/TT-BYT, nếu giấy ra viện do cơ sở khám bệnh có thẩm quyền cấp và tuân thủ quy chế chuyên môn do Bộ Y tế quy định trong thời gian kể từ 01 tháng 7 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 3 năm 2018 nhưng cấp không đúng mẫu thì vẫn có giá trị dễ làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles