Quy định về chi trả tiền bồi thường đất tại Bình Dương

Trong một số trường hợp, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất của người dân để tiến hành các dự án cộng đồng, phục vụ an sinh xã hội,… Khi thu hồi đất của người dân, Nhà nước phải chi trả tiền bồi thường đất cho người dân một khoản nhất định. Nhiều độc giả thắc mắc không biết Quy định về chi trả tiền bồi thường đất tại Bình Dương như thế nào? Cần đáp ứng điều kiện gì để được chi trả tiền bồi thường đất? Những trường hợp không được chi trả tiền bồi thường đất tại Bình Dương? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết “Quy định về chi trả tiền bồi thường đất tại Bình Dương” sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013
  • Nghị định 10/2022/NĐ-CP

Khái niệm bồi thường đất

Căn cứ tại Khoản 12, Điều 03, Luật đất đai 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) quy định như sau:

“12. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất”.

Theo quy định của pháp luật về đất đai thì trách nhiệm phát sinh khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng – an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất này không phải lỗi do người sử dụng đất. Trong thời gian bị thu hồi đất, người sử dụng đất bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng đất với phạm vi bồi thường là: bồi thường về đất, bồi thường thiệt hại về vật chất.

Cần đáp ứng điều kiện gì để được chi trả tiền bồi thường đất?

Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với từng đối tượng người sử dụng đất. Trong đó, quy định rõ điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này…”.

Theo quy định trên, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được bồi thường về đất khi có đủ các điều kiện sau

Điều kiện 1: Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.

Điều kiện 2: Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định Luật Đất đai 2013 nhưng chưa được cấp.

Riêng 01 trường hợp dù không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận vẫn được bồi thường về đất, đó là: Đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Trường hợp này chỉ được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng và diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.

Quy định về chi trả tiền bồi thường đất tại Bình Dương

Hình thức chi trả tiền bồi thường đất tại Bình Dương

Cụ thể, căn cứ theo Điều 74 Luật Đất Đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi. Người dân khi có đất bị thu hồi có đủ điều kiện được đền bù theo quy định thì sẽ được đền bù theo hai hình thức sau:

  • Một là đền bù bằng đất: Việc đền bù này được thực hiện bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi. Loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp thì sẽ được đền bù bằng một diện tích đất nông nghiệp tương đương.
  • Hai là đền bù bằng tiền: Trường hợp không có đất để đền bù, người dân sẽ được bồi thường một khoản tiền bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới, nếu có chênh lệch về giá trị thì phải thanh toán bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.

Mức chi trả tiền bồi thường đất tại Bình Dương

Căn cứ điểm đ khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013, khoản 5 Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP và khoản 4 Điều 3 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, giá đất cụ thể được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng đối với trường hợp tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi được tính như sau:

Giá trị của thửa đất cần định giá (01m2) = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất

Trong đó:

– Giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành ban hành áp dụng theo từng giai đoạn 05 năm. Muốn biết chính xác người dân phải xem đúng địa chỉ, vị trí thửa đất (vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4),…

– Hệ số điều chỉnh giá đất khi tính tiền bồi thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định hệ số điều chỉnh giá đất cho từng dự án tại thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi đất. Nói cách khác, hệ số điều chỉnh giá đất sẽ không công bố trước và áp dụng theo từng năm như đối với trường hợp tính tiền sử dụng đất khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho diện tích vượt hạn mức.

Ví dụ: Giá đất trong bảng giá đất là 10 triệu đồng, hệ số điều chỉnh giá đất là 1,10. Khi đó giá đất 01 m2 là 11 triệu đồng/m2.

Tóm lại, mặc dù có cách tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi nhưng trên thực tế người dân khó có thể tự tính được số tiền được bồi thường mỗi mét vuông là bao nhiêu vì hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) không công bố trước và áp dụng theo năm như những trường hợp khác.

Trên đây là cách tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, mặc dù cách tính khá rõ ràng nhưng người dân khó có đủ thông tin để tính chính xác số tiền mình được bồi thường. Trên thực tế giá bồi thường chủ yếu do tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng thông tin công khai đến người dân, thông tin này mang tính chất một chiều trong khi người dân không biết vì sao lại có con số đó.

Mức hỗ trợ các khoản chi phí ổn định cuộc sống

Ngoài các khoản đền bù về đất khi bị thu hồi. Chủ sở hữu đất nông nghiệp có thể được xem xét nhận các hỗ trợ khác được quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013 như sau:

a. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:

Hỗ trợ những người có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất phần nào có thể ổn định cuộc sống. Mục đích là họ có thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp trên đất được bồi thường nếu được bồi thường về đất.

b. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm:

Trường hợp cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất mà có điều kiện tiếp tục sản xuất thì được xem xét hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương. Khi được như vậy, địa phương sẽ lập và phê duyệt phương án đào tạo, chuyển đổi nghề. Tìm kiếm sự nghiệp bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc đang trong quá trình thực hiện kế hoạch thay đổi công việc hoặc tìm kiếm việc làm. Chính quyền địa phương cũng phải tham khảo ý kiến ​​của người mua đất.

 Hỗ trợ khác:

Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thấy đất bị thu hồi chưa đủ điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ phù hợp với điều kiện của địa phương. Các khoản hỗ trợ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tùy theo tình hình thực tế của địa phương. Việc hỗ trợ này nhằm đảm bảo công bằng cho những người bị thu hồi đất. Đảm bảo tất cả đều có nơi ở, ổn định cuộc sống và sản xuất.

Những trường hợp không được chi trả tiền bồi thường đất tại Bình Dương

Quy định về Những trường hợp không được chi trả tiền bồi thường đất tại Bình Dương:

Điều 82 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp không được bồi thường về đất như sau:

“1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;

2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;

3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;

4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.”.

Theo đó, những trường hợp sau đây khi Nhà nước thu hồi sẽ không được bồi thường về đất:

1. Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất;

2. Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;

3. Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;

4. Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;

5. Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

6. Đất được giao cho tổ chức để quản lý

+ Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng.

7. Đất được giao cho Chủ tịch UBND cấp xã quản lý sử dụng vào mục đích công cộng.

8. Đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.

9. Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

10. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

11. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

12. Đất không được chuyển nhượng, tặng cho mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

13. Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

14. Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

Quy định về chi trả tiền bồi thường đất tại Bình Dương
Quy định về chi trả tiền bồi thường đất tại Bình Dương

15. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành (ví dụ: Không nộp thuế, tiền sử dụng đất…);

16. Đất không được sử dụng, cụ thể:

– Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục;

– Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục;

– Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

17. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng hoặc chậm tiến độ, cụ thể:

– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục;

– Tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng.

18. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

19. Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

20. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

21. Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.

22. Không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) theo quy định của Luật Đất đai 2013, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Quy định về chi trả tiền bồi thường đất tại Bình Dương” .Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới mất sổ đỏ có làm lại được không hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ với Luật Bình Dương thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

 Trồng cây sau khi có thông báo thu hồi đất có được bồi thường?

Khoản 2 Điều 92 Luật Đất đai 2013 quy định Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất bao gồm Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, nếu trồng cây sau khi có thông báo thu hồi đất thì sẽ không được bồi thường.

Nhà nước thu hồi đất thì có bắt buộc phải bồi thường đất?

Căn cứ Khoản 2 Điều 74 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Hộ gia đình không đủ điều kiện được bồi thường đất thì được mua nhà ở tái định cư đúng không?

Căn cứ Khoản 1b Điều 30 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư bao gồm:
Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời