Quy định về mở lối đi chung như thế nào?

Lối đi chung là thuật ngữ phổ biến đối với người dân, tuy nhiên pháp luật vẫn chưa định nghĩa khái niệm lối đi chung tại các văn bản pháp luật. Có thể hiểu nôm na, lối chung là lối đi không thuộc quyền sở hữu của riêng ai, lối đi này được dùng để người dân lưu thông đi lại. Không cá nhân, tổ chức nào được phép xây nhà hoặc xây các công trình xây dựng khác lấn chiếm lối đi chung. Vậy pháp luật hiện hành Quy định về mở lối đi chung như thế nào? Khi thỏa thuận mở lối đi chung thì có cần công chứng không? Kích thước lối đi chung được xác định dựa trên các căn cứ nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

Lối đi chung là gì?

Lối đi chung hay ngõ đi chung là phần diện tích đất chung được nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng để đi ra đường công cộng.

Lối đi chung là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng. Lối đi chung này thường được gọi là “ngõ đi chung”. Nó được thường được hình thành trong quá trình người sử dụng đất chia tách thửa đất. Việc chia tách thừa đất do nhiều nguyên nhân. Có thể là do phân chia tài sản hoặc chuyển nhượng một phần. Hoặc do thỏa thuận của các bên về việc mở lối đi chung. Và cũng có thể là do quyết định của TAND hoặc Cơ quan có thẩm quyền.

Kích thước lối đi chung được xác định dựa trên các căn cứ nào?

Đầu tiên: Lối đi chung nào được mở trên ngôi nhà liền kề được coi là thuận tiện và hợp lý nhất? (Có tính đến các đặc điểm cụ thể của vị trí, lợi ích của nhà bị bao kín và ít gây thiệt hại nhất cho ngôi nhà.)

Ở đây khi xem xét vị trí của lối đi chung để mở đi ra đường công cộng, cần chú ý đến sự tiện lợi và hợp lý. Sự tiện lợi ở đây có thể hiểu là vị trí của lối đi chung nên được mở để khoảng cách từ vị trí của ngôi nhà đến đường công cộng là ngắn nhất và di chuyển thuận tiện nhất cố thể. Ngoài việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của một ngôi nhà được bao quanh, vấn đề về quyền của ngôi nhà mở lối đi cũng phải được xem xét.

Thứ hai: Chủ nhà được hưởng lối đi chung phải bồi thường cho chủ nhà được hưởng quyền, trừ khi có thỏa thuận khác.

Thứ ba: Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi chung được các bên đồng ý, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại và ít gây rắc rối cho các bên; Nếu có tranh chấp về lối đi, họ có thể yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Có thể hiểu rằng các bên có thể tự đồng ý mà không cần phải đưa ra pháp luật đến giải quyết. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều trường hợp các bên không thể đạt được thỏa thuận vì quyền của họ, vì vậy họ chọn yêu cầu Tòa án giải quyết ghi nhận lối đi chung vào sổ đỏ. Bởi vì quyết định của Tòa án là ràng buộc về mặt pháp lý và được thi hành bởi các bên.

Thứ tư: Trong trường hợp ngôi nhà được nhiều người cùng chủ sở hữu và sử dụng khác nhau, khi chia làm lối đi chung, cần phải nhường cho những người cư ngụ cần thiết theo khoản 2 Điều này mà không được bồi thường.

Đây là trường hợp quy định về đường tự mở, khi các bên bắt đầu thiết lập quyền sở hữu và quyền sử dụng nhà đất, khi phân chia, họ phải tính toán đường dẫn cần thiết cho người trong cuộc. Việc xác định lối đi trong trường hợp này có thể được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên, bằng lời nói hoặc bằng văn bản có xác nhận giữa các bên liên quan. Trên thực tế, giải pháp tốt nhất là các bên nên thỏa thuận bằng văn bản về lối đi chung, vì nhiều khi cũng không thể tin tưởng chỉ vì những lời nói bằng miệng được, khi đó quyền lợi của họ có thể sẽ bị xâm phạm.

Quy định về mở lối đi chung như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền về mở lối đi qua:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Như vậy, có thể thấy, quyền về lối đi qua là một quyền luật quy định cho chủ sở hữu có bất động sản không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Do đó, những chủ sở hữu bất động sản lân cận phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc.

Quy định về mở lối đi chung
Quy định về mở lối đi chung

Khi thỏa thuận mở lối đi chung thì có cần công chứng không?

Như chúng tôi đã phân tích, một trong những cách thức để hình thành nên lối đi chung là do các chủ sử dụng đất thỏa thuận về việc có lối đi qua (Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015). Thỏa thuận này có thể bao gồm các nội dung như kích thước, vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao (nếu có) của lối đi chung.

Bản chất của các thỏa thuận này có thể là tặng cho hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng một phần quyền sử dụng đất. Do vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, văn bản này phải được công chứng/chứng thực. Trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Những người sử dụng đất chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 8 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT/BTNMT:

– Mẫu 09/ĐK (Đơn đăng ký biến động đất đai);

– Sổ đỏ (bản gốc) đã cấp cho người sử dụng đất;

– Hợp đồng/văn bản thỏa thuận giữa các bên hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề (quyền về lối đi chung);

– Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất làm lối đi chung (diện tích mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế).

Nơi nộp hồ sơ: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc văn phòng đăng ký đất đai/văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 2: Nhận kết quả

Người sử dụng đất nhận lại sổ đỏ sau khi đã được văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cập nhật, chỉnh lý thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai, xác nhận vào sổ đỏ.

Kết luận: Khi muốn chấm dứt hoặc thay đổi về quyền sử dụng đối với lối đi chung, người sử dụng đất thực hiện thỏa thuận hoặc đề nghị Tòa giải quyết. Văn bản thỏa thuận/hợp đồng hoặc quyết định/bản án của Tòa án là căn cứ để thực hiện việc thay đổi quyền/chấm dứt quyền đối với lối đi chung.

Khuyến nghị

Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư Bình Dương để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi. 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về mở lối đi chung” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Trích lục ghi chú ly hôn Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Có được yêu cầu UBND cấp xã giải quyết lấn ngõ đi chung không?

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích việc các bên hòa giải đối với những tranh chấp về đất đai. Khi các bên có tranh chấp liên quan đến việc lấn chiếm ngõ đi chung thì chúng ta có thể nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.
Các bạn phải làm đơn yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải tranh chấp, lấn chiếm ngõ đi chung đang xảy ra giữa các bên. Trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, UBND xã phải tiến hành hòa giải và làm biên bản kết quả hòa giải theo quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2013.

Xây tường rào nhưng lấn chiếm lối đi của các hộ dân khác trong xóm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định việc gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác, xây tường rào lấn chiếm lối đi chung gây ảnh hưởng đến đi lại của những hộ gia đình khác bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Chiếm lòng đường hơn 20m để làm nơi trông xe phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điểm a Khoản 8 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;
Đồng thời, buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra (Điểm d Khoản 10 Nghị định này).
Như vậy, căn cứ quy định trên thì anh của bạn có thể bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đối với hành vi chiếm dụng lòng đường từ 20m2 để làm nơi trông, giữ xe.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles