Quy định về nợ quá hạn năm 2022

Khi có các khoản vay tại ngân hàng mà cá nhân, tổ chức không trả đúng thời gian như quy ước thì khoản nợ này có khả năng sẽ trở thành nợ quá hạn. Cá nhân, tổ chức khi có nhóm nợ quá hạn sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng vay vốn lần tiếp theo vì uy tín trong lần nợ quá hạn đã bị ảnh hưởng xấu. Nhiều độc giả gửi câu hỏi đến cho Luật Bình Dương thắc mắc không biết Quy định về nợ quá hạn năm 2022 như thế nào? Nợ quá hạn được phân thành những loại nào? Xử lý nợ quá hạn của ngân hàng theo quy trình ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 11/2021/TT-NHNN

Hiểu thế nào là nợ quá hạn?

Nợ quá hạn là tiền mà người vay mượn không trả đúng thời hạn quy ước phải trả tiền đã vay mượn cho các tổ chức tín dụng bao gồm cả tiền gốc lẫn tiền lãi. Khi đã đến hạn thanh toán hợp đồng vay theo như thỏa thuận về thời gian cho vay mà khách hàng không có khả năng thanh toán được tiền lãi và cả gốc thì được xếp vào nhóm nợ quá hạn.
Nếu cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, công ty bị vướng vào tình trạng nợ thì chịu ảnh hưởng khá xấu đến uy tín của mình. Vì căn cứ vào lịch sử nợ xấu này thì bản thân sẽ bị xếp vào đối tượng có điểm tín dụng thấp. Cơ hội để bạn có thể vay tiếp là gần như bị cân nhắc nhiều hơn.

Nợ quá hạn tiếng Anh là Overdue.

Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng tiếng Anh là Process of handling overdue debts of the bank.

Phân loại nợ quá hạn

Có nhiều cách phân loại các khoản nợ quá hạn, trong đó điển hình là cách phân loại dựa vào tính chất của khoản vay:

Nợ quá hạn vay thế chấp (nợ quá hạn có tài sản đảm bảo) Đây là khoản nợ mà người đi vay có thế chấp tài sản nhưng không trả nợ khi đến hạn. Trong trường hợp này, đơn vị tài chính có thể thu hồi tài sản thế chấp để thu hồi vốn.
Nợ quá hạn vay tín chấp (nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo): Đây là khoản nợ mà người đi vay không có tài sản thế chấp và chưa trả nợ khi đến hạn. Với hình thức nợ này, đơn vị tài chính có nguy cơ không thể thu hồi khoản tiền gốc đã cho vay.
Ngoài ra, các khoản nợ quá hạn còn được phân loại tuỳ thuộc vào thời gian trễ hạn như sau:

Nợ nhóm 1: Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
Nợ nhóm 2: Khoản nợ quá hạn 10 – dưới 30 ngày
Nợ nhóm 3: Khoản nợ quá hạn từ 30 – dưới 90 ngày
Nợ nhóm 4: Khoản nợ quá hạn từ 90 – dưới 180 ngày
Nợ nhóm 5: Khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên

Quy định về nợ quá hạn năm 2022

Mỗi hình thức nợ quá hạn sẽ có cách xử lý và thu hồi nợ khác nhau. Thông thường, các đơn vị tài chính sẽ áp dụng nguyên tắc thu hồi nợ được ban hành từ ngân hàng nhà nước hoặc được ban hành riêng trong ngân hàng.

Căn cứ vào nhóm nợ của mỗi khách hàng mà các tổ chức cho vay sẽ có quy trình xử lý khác nhau. Trong đó, ngân hàng thường xử lý nợ quá hạn như sau:

  • Liên hệ với khách hàng để thông báo về khoản nợ quá hạn và yêu cầu thanh toán khoản nợ.
  • Nếu khách hàng không có động thái trả nợ, ngân hàng gửi thông báo đến đơn vị khách hàng đang làm việc, các công ty mà khách hàng hợp tác kinh doanh để nhờ hỗ trợ giải quyết khoản nợ.
  • Một số ngân hàng sẽ chuyển việc đòi nợ cho bên thứ 3.
  • Trong trường hợp đã sử dụng các cách thức trên nhưng vẫn không thu hồi được khoản nợ thì đơn vị tài chính có thể kiện đòi nợ theo đúng quy định của pháp luật.

Xử lý nợ quá hạn của ngân hàng theo quy trình như thế nào?

Vì xử lý nợ quá hạn là một trong những nghiệp vụ của Ngân hàng nên trong cơ cấu của một tổ chức tín dụng luôn bao gồm bộ phận gồm các chuyên viên xử lý và thu hồi nợ thực hiện các hoạt động xử lý nợ theo nguyên tắc và quy định của Pháp luật. Thông thường, quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng sẽ được thực hiện dựa trên 02 nguồn cơ sở pháp lý:

  • Thứ nhất là quy định chung của Ngân hàng nhà nước về việc xử lý nợ quá hạn.
  • Thứ hai là quy định riêng tại Điều lệ, Thoả thuận cho vay và Hợp đồng bảo đảm tiền vay của từng Ngân hàng.

Căn cứ trên các quy định đó, quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thường bao gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thông báo về việc nợ quá hạn đối với khách hàng

  • Theo quy định của Pháp luật về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm và quyền trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng. Đối với hoạt động này, tổ chức tín dụng tiến hành xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng đã được quy định trong điều lệ và được khách hàng tiếp cận, hiểu rõ. Mục đích của hoạt động này là nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay cho tổ chức tín dụng của mình.
  • Trong quá trình tiến hành kiểm tra và giám sát, nếu xảy ra trường hợp khách hàng có nợ quá hạn thì ngân hàng cần có thông báo công khai tới khách hàng để giúp khách hàng nắm bắt được thông tin nợ quá hạn của mình. Nội dung thông báo tối thiểu cần có các nội dung sau: Số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn, lãi chậm trả.

Bước 2: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Sau khi tiến hành thông báo về vấn đề nợ quá hạn của khách hàng và khách hàng có trình bày lý do về việc không đủ khả năng trả nợ đúng kỳ hạn thì ngân hàng có thể tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ dựa trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả từ việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cụ thể:

  • Đối với khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) trong thời hạn cho vay đã thoả thuận theo Hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì sẽ được xem xét và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay).
  • Đối với khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận theo Hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ theo thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
  • Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được phân loại vào các nhóm nợ thích hợp để tiếp tục cho quá trình giám sát và đánh giá của ngân hàng.
  • Ngoài ra, thời hạn để thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được các ngân hàng quy định riêng tại Quy chế cho vay. Thông thường thời hạn cho việc tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ là 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận theo Hợp đồng cho vay.
Quy định về nợ quá hạn năm 2022
Quy định về nợ quá hạn năm 2022

Bước 3: Xử lý tài sản bảo đảm

Sau khi tiến hành thông báo và cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng khách hàng vẫn không trả nợ quá hạn, theo nguyên tắc thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

  • Trong trường hợp tài sản bảo đảm liên qua đến đất đai, nhà ở, bảo hiểm..có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm và xỷ lý tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ áp dụng các quy định đặc thù đó. Còn các trường hợp khác thì Ngân hàng sẽ dựa trên nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Bộ luật dân sự và Hợp đồng cho vay để tiến hành quá trình xử lý.
  • Trước khi tiến hành quy trình ngân hàng cần có văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tới khách hàng với nội dung chủ yếu bao gồm: lý do xử lý tài sản bảo đảm; tài sản bảo đảm bị xử lý; và thời gian, địa điểm, cách thức xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ phải giao tài sản bảo đảm cho bên ngân hàng để xử lý.
  • Ngân hàng sẽ tiến hành việc xử lý tài sản theo Hợp đồng bảo đảm tiền vay mà hai bên đã thoả thuận. Các phương thức xử lý tài sản mà hiện nay pháp luật quy định gồm: bán đấu giá tài sản; ngân hàng tự bán tài sản; ngân hàng nhận tài sản thay thế cho việc trả nợ quá hạn của khách hàng và các phương thức khác mà pháp luật không cấm.
  • Sau khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm nếu số tiền có được nhiều hơn số nợ quá hạn bao gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chênh lệch phải được ngân hàng trả lại cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu số tiền có được nhỏ hơn số nợ quá hạn bao gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chưa được thanh toán sẽ được xem là phần vay không có tài sản bảo đảm (trừ trường hợp trong Hợp đồng bảo đảm tiền vay của hai bên có thoả thuận khác). Theo đó, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng có nợ quá hạn phải tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến vấn đề Quy định về nợ quá hạn năm 2022. Luật Bình Dương tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ làm Thủ tục báo mất sổ đỏ. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật Bình Dương thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Tuỳ vào quy định riêng của mỗi đơn vị cho vay cũng như đặc điểm khoản vay của mỗi khách hàng mà thời gian khởi kiện các khoản nợ quá hạn là khác nhau. Khi khoản nợ bị liệt kê vào nhóm nợ xấu thì các ngân hàng có quyền đâm đơn kiện ra tòa theo quy định.Theo quy định của Bộ luật hình sự, thời gian trả nợ là trong vòng 36 tháng. Nếu sau 36 tháng, khách hàng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng bắt đầu chuẩn bị hồ sơ và kiện ra toà án để xử lý. Tòa án sẽ xem xét và có những biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ.
Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị tài chính đều có những giải pháp để hỗ trợ khách hàng, giúp khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Trong một số hợp đồng, người đi vay vẫn có thể đàm phán với khách hàng để gia hạn thời gian vay vốn. Bởi vậy, trường hợp bạn chưa có khả năng thanh toán khoản vay của mình, bạn có thể liên hệ với bên cho vay để có những phương án xử lý phù hợp nhất, tránh thiệt hại cho cả hai bên.

Ngân hàng có thể khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm trước pháp luật khi nợ quá hạn không?

Theo nội dung của Hợp đồng cho vay, Hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có) của hai bên thì Ngân hàng sẽ tiến hành gửi đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân tại địa phương để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự về số nợ quá hạn của khách hàng. Trong trường hợp nhận ra các dấu hiệu hình sự rõ ràng, Ngân hàng có thể tiến hành khởi tố vụ án hình sự để giải quyết vấn đề.

Lịch sử nợ xấu cá nhân bao lâu thì được xóa?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN , thông tin lịch sử nợ xấu của khách hàng vay được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 5 năm, kể từ thời điểm phát sinh cuối cùng. Thời gian để được xóa lịch sử nợ xấu sẽ phụ thuộc vào thời gian quá hạn và cấp độ nợ xấu khác nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời