Luật Sư Bình Dương
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Bình Dương
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Bình Dương
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Sản xuất pháo hoa trái phép bị xử phạt như thế nào?

Hương Giang by Hương Giang
28/01/2023
in Tư vấn
0
Sản xuất pháo hoa trái phép

Sản xuất pháo hoa trái phép

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý 
  2. Pháo được chia thành bao nhiêu loại?
  3. Điều kiện để được sản xuất pháo hoa
  4. Đối tượng nào phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa?
  5. Sản xuất pháo hoa trái phép bị xử phạt như thế nào?
  6. Hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng pháo hoa?
  7. Câu hỏi thường gặp

Hiện nay, pháp luật đã cho phép người dân được sử dụng pháo hoa vào những dịp quan trọng như lễ tết, khai trương,… Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người dân được phép tự ý mua bán, sản xuất và sử dụng pháo hoa. Việc sản xuất pháo hoa phải đáp ứng các điều kiện luật định và được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền. Cá nhân, tổ chức nào sản xuất pháo hoa trái phép sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy cụ thể, theo quy định hiện nay, hành vi Sản xuất pháo hoa trái phép bị xử phạt như thế nào? Hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng pháo hoa? Đối tượng nào phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý 

  • Nghị định 137/2020/NĐ-CP

Pháo được chia thành bao nhiêu loại?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;

b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Theo đó, căn cứ trên quy định pháo bao gồm 02 loại:

(1) Pháo nổ: là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian

(2) Pháo hoa: là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Điều kiện để được sản xuất pháo hoa

Việc nghiên cứu, sản xuất pháo hoa do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện và phải bảo đảm các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất pháo hoa;

– Phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;

– Có nội quy ra, vào tổ chức, doanh nghiệp, phương án bảo đảm an ninh, trật tự; kiểm soát phương tiện, đồ vật, hàng hóa được vận chuyển ra, vào tổ chức, doanh nghiệp; tổ chức lực lượng bảo vệ 24/24 giờ;

– Có nội quy, trang bị đầy đủ phương tiện, tổ chức lực lượng, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy, phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố cháy, nổ và các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định;

– Thực hiện các biện pháp giảm thiểu, thu gom, xử lý nguyên liệu, phế thải và xử lý ô nhiễm môi trường tại chỗ; không để rò rỉ, phát tán độc hại ra môi trường; bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

– Địa điểm nghiên cứu, sản xuất và kho bảo quản phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, công trình công cộng, văn hóa, xã hội, lịch sử, khu vực bảo vệ, nơi cấm, khu vực cấm;

– Phải có phương tiện, thiết bị phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình nghiên cứu, sản xuất; có nơi thử nghiệm riêng biệt;

– Sản phẩm phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sản phẩm phải có nhãn hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng;

– Người quản lý và người lao động trực tiếp tham gia nghiên cứu, sản xuất phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn.

Đối tượng nào phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, các đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa bao gồm:

– Người quản lý;

– Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa;

– Người được giao quản lý kho pháo hoa.

Sản xuất pháo hoa trái phép bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm quy định:

Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

1.119 Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2.120 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;

k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

l) Tái phạm nguy hiểm.

3.121 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;

b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;

c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

Sản xuất pháo hoa trái phép
Sản xuất pháo hoa trái phép

d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a)122 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b)123 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c)124 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, cá nhân, tổ chức sản xuất pháo hoa trái phép bị xử phạt theo quy định nêu trên.

Hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng pháo hoa?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động sử dụng pháo hoa như sau:

  1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
  1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
  2. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
  3. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  4. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
  5. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
  6. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
  7. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
  8. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

Theo đó, người dân không được thực hiện những hành vi trên khi thực hiện các hoạt động liên quan đến pháo hoa.

Mời bạn xem thêm:

  • Dịch vụ đăng ký khai sinh khi không kết hôn tại Bình Dương
  • Dịch vụ làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bình Dương trọn gói
  • Dịch vụ đổi tên căn cước công dân tại Bình Dương uy tín

Khuyến nghị:

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư Bình Dương, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề pháp lý, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang. 

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Sản xuất pháo hoa trái phép” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Bình Dương luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ Đơn phương ly hôn nhanh. Vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Người dân được phép sử dụng pháo hoa trong những dịp nào?

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Mua pháo hoa từ hàng xóm có bị xử phạt không?

Theo Khoản 5 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
Nếu bạn muốn đốt pháo hoa vào dịp Tết nguyên đán thì pháo hoa đó phải được mua từ tổ chức, doanh nghiệp được phép kinh doanh pháo hoa. Bạn mua pháo hoa từ hàng xóm mà số pháo hoa bạn mua không rõ nguồn gốc và hàng xóm cũng không có giấy phép kinh doanh thì sẽ bị xử phạt.

Đốt pháo hoa mừng ngày sinh nhật có được không?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định về sử dụng pháo hoa như sau:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo quy định như trên bạn có thể đốt pháo hoa vào ngày sinh nhật của mình. Tuy nhiên bạn phải mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Nếu không bạn sẽ bị coi là sử dụng trái phép pháo hoa và có thể bị xử phạt.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023

Tội phá hoại cây trồng bị xử phạt như thế nào?

Bảng giá tính lệ phí trước bạ nhà đất tại Bình Dương năm 2023

Tags: Điều kiện để được sản xuất pháo hoaĐối tượng nào phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất pháo hoa?Hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng pháo hoa?Sản xuất pháo hoa trái phép bị xử phạt như thế nào?
Share30Tweet19
Hương Giang

Hương Giang

Đề xuất cho bạn

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023

by Hương Giang
20/03/2023
0
Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền hỗ trợ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng tại công ty cũ. Khoản tiền này có vai trò...

Read more

Tội phá hoại cây trồng bị xử phạt như thế nào?

by Hương Giang
20/03/2023
0
Tội phá hoại cây trồng

Trong khoảng thời gian gần đây, xuất hiện rất nhiều các trường hợp do tranh chấp xảy ra mà dẫn đến việc các chủ thể tự ý chặt...

Read more

Bảng giá tính lệ phí trước bạ nhà đất tại Bình Dương năm 2023

by Hương Giang
18/03/2023
0
Bảng giá tính lệ phí trước bạ nhà đất

Khi công dân thực hiện yêu cầu cấp sổ đỏ hoặc chuyển nhượng người đứng tên tài sản đất đai thì phải đóng lệ phí trước bạ nhà...

Read more

Hồ sơ vay vốn sinh viên gồm những giấy tờ gì?

by Hương Giang
17/03/2023
0
Hồ sơ vay vốn sinh viên

Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ vay vốn tại ngân hàng đối với những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có bao gồm...

Read more

Quy trình công chứng ủy quyền xe máy tại Bình Dương

by Hương Giang
16/03/2023
0
Công chứng ủy quyền xe máy

Xe máy là một trong phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Trước khi đưa vào sử dụng, chủ sở hữu...

Read more
Next Post
Thưởng tết có bắt buộc không

Thưởng tết có bắt buộc không theo quy định?

Please login to join discussion

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.