Sử dụng trái phép logo thương hiệu của người khác

Logo thương hiệu là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp, đồng thời là dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp đối với các thương hiệu khác. Người tiêu dùng có thể dựa vào những hình ảnh đó để xác định đâu là sản phẩm của doanh nghiệp có logo. Tuy nhiên, không ít trường hợp hiện nay có hành vi xâm phạm đến logo thương hiệu của những doanh nghiệp khác. Vậy theo quy định, hành vi Sử dụng trái phép logo, thương hiệu của người khác thì bị xử phạt như thế nào? Sử dụng trái phép logo thương hiệu của người khác thì bị xử phạt như thế nào? Sử dụng trái phép logo thương hiệu của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015 

Thế nào là sử dụng trái phép logo thương hiệu của người khác?

Sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền là hành vi của một chủ thể đã khai thác một cách trái phép giá trị sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với logo, tên thương mại của một chủ thể khác. Hành vi xâm phạm đối với logo, tên thương mại có bản quyền bao gồm:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Sử dụng trái phép logo thương hiệu của người khác thì bị xử phạt như thế nào?

Tùy vào pháp luật quốc gia mà hành vi sử dụng trái phép logo, thương hiệu hay xâm phạm nhãn hiệu được xem xét, xử phạt theo mức khác nhau. Trong bài viết, chúng tôi chia sẻ về mức xử phạt theo quy định pháp luật Việt Nam.

Điều 11 chương 2 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 quy định về xử phạt với các Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:

a) Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

12. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng.

13. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất bao gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

b) In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;

c) Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;

d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.

14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 13 Điều này trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.

16. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 8 đến khoản 13 Điều này.

17. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Điều này;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này;

d) Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 15 Điều này;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này.

Theo đó, tùy vào hành vi sử dụng trái phép logo, thương hiệu mà chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử lý khác nhau.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên đây chỉ là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền với cá nhân bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

1. Mức phạt tiền đối với các hành vi quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng

Sử dụng trái phép logo thương hiệu của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Điều 226 Bộ luật hình sự quy định về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật Bình Dương về “Sử dụng trái phép logo thương hiệu của người khác”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội thì hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến Luật Bình Dương theo hotline:  0833.102.102 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng logo của doanh nghiệp khác hết thời hạn bảo hộ thì có cấu thành tội Sử dụng trái phép logo thương hiệu của người khác không?

Chủ thể quyền được bảo hộ trong phạm vi nhất định về thời gian, theo khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Do đó, nếu tại thời điểm giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không có hiệu lực, chủ thể khác có thể sử dụng nhãn hiệu này và không cấu thành hành vi xâm phạm.

Có trường hợp nào sử dụng nhãn hiệu mà không xâm phạm quyền của chủ thể quyền không?

Các trường hợp sử dụng nhãn hiệu mà không xâm phạm quyền của chủ thể quyền vẫn có thể xảy ra trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Việc sử dụng đã được chấp thuận bởi chủ thể quyền
Thứ hai: Việc sử dụng nhãn hiệu sau khi hết thời hạn bảo hộ nhãn hiệu mà chủ thể quyền không gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
Thứ ba: Việc sử dụng nhãn hiệu ngoài phạm vi bảo hộ về lãnh thổ

Sử dụng logo thương hiệu của người khác tại nước ngoài có được không?

Tương tự như phạm vi bảo hộ về thời gian, quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu có phạm vi bảo hộ về thời gian. Ví dụ: Nếu A chỉ tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam như thông thường, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ tương ứng thì văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Việc chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam là nằm ngoài phạm vi quyền của chủ thể quyền, theo đó hành vi sử dụng này cũng không được xác định là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.  Nếu chưa tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế, nhãn hiệu chưa được bảo hộ. 

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời