Thoả thuận miệng có hợp pháp không theo quy định?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm ghi nhận và làm cơ xác xác lập các quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên. Hiện nay, người dân có thể giao kết hợp đồng theo nhiều hình thức khác nhau. Một trong những hình thức hợp đồng được người dân thực hiện phổ biến chính là hợp đồng thỏa thuận miệng. Nhiều bạn đọc băn khoăn không biết theo quy định hiện hành, hợp đồng thoả thuận miệng có hợp pháp không? Mua bán nhà đất bằng thỏa thuận miệng có hiệu lực không? Giao dịch nào bắt buộc phải lập hợp đồng văn bản? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Giao dịch nào bắt buộc phải lập hợp đồng văn bản?

Căn cứ tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”
    Tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

“Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

  1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”

Như vậy, pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào quy định trường hợp cụ thể nào bắt buộc phải ký hợp đồng và ký hợp đồng theo hình thức nào (bằng văn bản,bằng lời nói hay bằng hành vi cụ thể). Tuy nhiên để đảm bảo quyền và nghĩa vụ chính đáng của các bên, các doanh nghiệp nên ký hợp đồng kinh tế bằng văn bản, làm cơ sở cho doanh nghiệp xử lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi một bên tham gia vi phạm hợp đồng.

Mặt khác, vẫn có một số trường hợp yêu cầu phải có hợp đồng như việc phát sinh về hoạt động mua bán hàng hóa phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Mua bán ô tô, mua bán nhà,… Lúc này, các bên phải lập hợp đồng mới tiến hành thủ tục chuyển nhượng được.

Thoả thuận miệng có hợp pháp không?

Căn cứ quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

  1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
    Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
  2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”

Như vậy, tại điều luật này, đã thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng lao động bằng lời nói. Tuy nhiên chỉ đối với những hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng và trừ các trường hợp khác theo quy định.

Thời điểm giao kết hợp đồng miệng

Mua bán nhà đất bằng thỏa thuận miệng có hiệu lực không?

Việc mua bán nhà đất bằng miệng rất khó chứng minh trên thực tế có tồn tại việc mua bán này không, trong khi nhà đất lại là một tài sản rất có giá trị.

Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán nhà đất bằng miệng vi phạm điều kiện về hình thức. Do đó, hợp đồng bị vô hiệu theo Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Hệ quả của hợp đồng vô hiệu:

  • Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Khi đó, các bên có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
  • Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Ngoài ra, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

Tuy về nguyên tắc, hợp đồng mua bán nhà đất bằng miệng bị vô hiệu, nhưng pháp luật vẫn có những quy định công nhận sự thỏa thuận này nếu có căn cứ thực tế để kết luận tồn tại việc mua bán để đảm bảo quyền tự định đoạt và các quyền cơ bản khác theo pháp luật dân sự. Do đó, dù vi phạm về hình thức nhưng pháp luật vẫn công nhận trong một số trường hợp.

Thoả thuận miệng có hợp pháp không
Thoả thuận miệng có hợp pháp không

Nội dung Án lệ số 15/2017/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14/12/2017 được ghi nhận như sau:

  • Các đương sự tự nguyện “thỏa thuận miệng” với nhau về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 15-10-1993; đã đăng ký, kê khai diện tích đất đã đổi và được ghi nhận tại sổ địa chính; đã trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục, lâu dài. Trường hợp này, Tòa án phải công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó để xác định các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi.
  • Ngoài ra, khoản 1 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

Cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng miệng?

Điều đầu tiên, nên hạn chế tới mức tối đa các hợp đồng miệng, nên sử dụng hợp đồng văn bản để bảo vệ được chính bản thân mình tốt hơn. Nhưng nếu bạn sử dụng hợp đồng miệng thì phải lưu ý một số nội dung sau đây:

Nội dung của việc giao kết, thỏa thuận phải được đầy đủ: Tuy là giao kết hợp đồng miệng nhưng hai bên cũng nên rõ ràng với nhau về các trường hợp xảy ra, về mức bồi thường thiệt hại hay một số trường hợp có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng.

Nên có ghi âm, quay phim và người làm chứng khi thỏa thuận nội dung hợp đồng miệng: Nếu việc thực hiện hợp đồng thuận lợi, hai bên hoàn thành hết các nghĩa vụ thì không có gì nhưng nếu có tranh chấp phát sinh thì các đoạn phim, đoạn ghi âm hay người làm chứng sẽ có tác dụng làm chứng cứ, chứng minh khi khởi kiện ra tòa đòi quyền lợi

Giữ lại các hóa đơn hoặc các giấy tờ có liên quan đến giao dịch: Tương tự với việc ghi âm, ghi hình, các giấy tờ trong quá trình giao dịch như thư từ, email, biên bản giao nhận hàng, biên bản giao nhận tiền sẽ là chứng cứ khi thực hiện khởi kiện đòi quyền lợi. Khi giao nhận hàng hóa, phải có biên nhận giao nhận hàng, nên ghi cụ thế đó là loại hàng hóa gì. Khi giao nhận tiền cũng vậy, phải ghi ra biên nhận đó là tiền gì, hàng gì.

Thiết nghĩ, khi giao dịch, nên hạn chế tới mức tối đa các hợp đồng miệng để bảo vệ được chính bản thân mình. Với loại hợp đồng này, càng cẩn trọng càng tốt.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư Bình Dương, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về các vấn đề pháp lý đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thoả thuận miệng có hợp pháp không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Bình Dương luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ Trích lục Kết hôn Vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi mua bán đất bằng miệng?

Khi phát sinh tranh chấp về việc mua bán nhà đất mà các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì có thể khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi có đất tranh chấp để giải quyết.

Khi nào hợp đồng mua bán nhà đất bằng miệng được công nhận?

Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán nhà đất bằng miệng bị vô hiệu, nhưng pháp luật vẫn có những quy định công nhận sự thỏa thuận này nếu có căn cứ thực tế để kết luận tồn tại việc mua bán để đảm bảo quyền tự định đoạt và các quyền cơ bản khác theo pháp luật dân sự. Do đó, dù vi phạm về hình thức nhưng pháp luật vẫn công nhận trong một số trường hợp như sau:
– Các đương sự tự nguyện “thỏa thuận miệng” với nhau về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 15-10-1993; đã đăng ký, kê khai diện tích đất đã đổi và được ghi nhận tại sổ địa chính; đã trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục, lâu dài. Trường hợp này, Tòa án phải công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó để xác định các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi.
– Ngoài ra, khoản 1 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

Thỏa thuận miệng có được xem là hình thức của một hợp đồng lao động?

Căn cứ Điều 16 Bộ luật lao động 2012 về Hình thức hợp đồng lao động có quy định:
– Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
– Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trường hợp công việc của bạn nếu là công việc mang tính chất thời vụ, có thời hạn dưới 3 tháng nên không cần phải giao kết hợp đồng bằng văn bản mà có thể sử dụng lời nói, tuy nhiên để hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh sau này bạn nên giao kèo công việc bằng một hợp đồng lao động cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời