Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản

Nhiều doanh nghiệp vì tình hình kinh doanh thua lỗ mà không thể tiếp tục hoạt động, khi đó doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục phá sản tại cơ quan có thẩm quyền. Khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, thì số tài sản của doanh nghiệp còn lại sẽ được phân chia theo một thứ tự nhất định để thanh toán cho các chủ nợ và cơ quan nhà nước. Vậy cụ thể, Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản được quy định như thế nào? Nghĩa vụ về tài sản khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản là gì? Phân chia tài sản của doanh nghiệp tuyên bố phá sản như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 125/2020/ND-CP

Phá sản là gì?

Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trong đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Do đó, một doanh nghiệp được coi là phá sản khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:

  • Doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
  • Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Phân chia tài sản của doanh nghiệp tuyên bố phá sản như thế nào?

Việc phân chia tài sản của doanh nghiệp được tiến hành khi xác định rõ tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm:

  • Tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đang có trong doanh nghiệp;
  • Tiền hoặc tài sản góp vốn liên doanh, liên kết với cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức khác;
  • Tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác đang nợ hoặc chiếm đoạt;
  • Tài sản đang cho thuê hoặc cho mượn;
  • Các quyền về tài sản.

Riêng với doanh nghiệp tư nhân thì tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm cả tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân không dùng trực tiếp vào hoạt động kinh doanh.

Tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản gọi là tài sản phá sản.

Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản

Tại Điều 54 Luật Phá sản 2014 thứ tự phân chia thanh toán được quy định như sau:

– Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

+ Chi phí phá sản;

+ Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

– Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

+ Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;

+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

+ Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

+ Thành viên của Công ty hợp danh.

– Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014 thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ
Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ

Nghĩa vụ về tài sản khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản

Theo Điều 110, Luật Phá sản năm 2014, Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên của công ty hợp danh của Công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá sản có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Phá sản là một công cụ để bảo vệ các doanh nghiệp, doanh nghiệp không bị bắt buộc phải thanh lý tài sản ngay mà được áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh. Ngoài ra, phá sản còn giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh trong công ty hợp danh). Luật phá sản là một giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán kéo dài. Vì vậy, doanh nghiệp nên có một cái nhìn toàn diện hơn để về pháp luật phá sản.

Những vấn đề khác khi doanh nghiệp phá sản

Chi phí phá sản

  • Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
  • Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản và lệ phí phá sản, trừ trường hợp:

  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật Phá sản 2014 mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

Khi doanh nghiệp không có tài sản thanh lý để thanh toán thì xử lý ra sao?

Tại khoản 3 Điều 101 Luật phá sản 2014; quy định trong trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định của thứ tự thanh toán thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Khuyến nghị

Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư Bình Dương để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi. 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là hợp thức hóa lãnh sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ mở thủ tục phá sản tại cơ quan nào?

Các đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ thực hiện gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền – xem chi tiết tại Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân.

Công ty cổ phần không trả lương thì nhân viên có quyền yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản công ty không?

Theo quy định, khi công ty cổ phần nợ lương nhân viên quá 03 tháng thì nhân viên, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty cổ phần mà họ làm việc.

Tòa án nào có quyền giải quyết thủ tục phá sản công ty?

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
– Doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
– Doanh nghiệp có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
Do Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles