Thủ tục cấp giấy xác nhận chuyển giới tại Bình Dương

Khi không may mắn được sinh ra với hình hài cơ thể khác với bản giới của mình, nhiều người đã quyết định chuyển đổi giới tính để được sống đúng với bản thân. Việc chuyển đổi giới tính ngày càng diễn ra phổ biến, đặc biệt là trong thời buổi khoa học công nghệ phát triển như hiện nay. Kéo theo việc chuyển giới là những vấn đề liên quan đến thủ tục xác nhận giới tính của người đó. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định, Hồ sơ cấp giấy xác nhận chuyển giới tại Bình Dương gồm những gì? Thủ tục cấp giấy xác nhận chuyển giới được thực hiện như thế nào? Quy định về việc thay đổi các giấy tờ pháp lý có liên quan cho người chuyển đổi giới tính ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015

Chuyển đổi giới tính là gì?

Chuyển đổi giới tính là thuật ngữ dùng để chỉ những người can thiệp y khoa để được sống đúng với giới tính mà mình mong muốn.

Tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chuyển đổi giới tính cụ thể như sau:

“Điều 37. Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

Điều kiện để được công nhận là người chuyển giới tại Bình Dương

Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính khi đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 17 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính Tải về sau đây:

(1) Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.

Người đề nghị chuyển đổi giới tính tự xác định có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện, nộp Đơn đề nghị đến cơ quan hộ tịch và trong thời gian 06 tháng mà không rút đơn thì được thay đổi các giấy tờ hộ tịch.

(2) Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính đủ 02 (hai) năm liên tục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.

(3) Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã thực hiện xong phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục hoặc thực hiện xong cả phẫu thuật ngực, bộ phận sinh dục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.

(4) Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính tại Bệnh viện đề nghị công nhận và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.

Đồng thời, người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính trong trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 18 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính Tải về:

  • Có giới tính sinh học hoàn thiện;
  • Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Đã được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.

Hồ sơ cấp giấy xác nhận chuyển giới tại Bình Dương

Điều 19 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định về hồ sơ, thủ tục công nhận là người chuyển đổi giới tính như sau:

  1. Hồ sơ đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính bao gồm:
  • Đơn đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính;
  • Giấy tờ chứng minh đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật này (trừ trường hợp người đã phẫu thuật để chuyển đổi giới tính trước ngày Luật này có hiệu lực).

Thủ tục cấp giấy xác nhận chuyển giới tại Bình Dương

Giấy xác nhận chuyển giới
Giấy xác nhận chuyển giới

Điều 19 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định về thủ tục công nhận là người chuyển đổi giới tính như sau:

– Người đề nghị chuyển đổi giới tính nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Bệnh viện đã được phép thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính hoặc Bệnh viện đã điều trị nội tiết tố sinh dục hoặc Bệnh viện đã phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính cho người đề nghị (sau đây viết tắt là Bệnh viện).

– Bệnh viện tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

– Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật này: Bệnh viện thành lập Hội đồng xác định giới tính để xác định người đề nghị chuyển đổi giới tính có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có của họ và theo dõi liên tục trong thời gian 06 tháng. Sau 06 tháng, Bệnh viện cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính cho người đề nghị trên cơ sở kết luận của Hội đồng xác định giới tính. Trường hợp không cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính, Bệnh viện phải có văn bản trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do.

– Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 Luật này: Bệnh viện căn cứ vào đơn đề nghị và hồ sơ đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính cho người đề nghị để cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính cho người đề nghị trong thời hạn 01 ngày làm việc. Trường hợp không cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính, Bệnh viện phải có văn bản trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do.

– Trường hợp người đề nghị chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật này: Ngay sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của người đề nghị, Bệnh viện thực hiện khám kiểm tra lại để xác định người đề nghị đã thực hiện hay chưa thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Trên cơ sở kết quả khám kiểm tra lại và xác định người đề nghị đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính, Bệnh viện cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính cho người đề nghị trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác nhận người đề nghị đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Trường hợp không cấp Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính, Bệnh viện phải có văn bản trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Mẫu Đơn đề nghị công nhận và Mẫu Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Quy định về việc thay đổi các giấy tờ pháp lý có liên quan cho người chuyển đổi giới tính

Việc đăng ký hộ tịch và thay đổi các giấy tờ pháp lý có liên quan cho người chuyển đổi giới tính được đề xuất tại Điều 20 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính cụ thể như sau:

– Giấy công nhận là người chuyển đổi giới tính là căn cứ để người chuyển đổi giới tính đề nghị cơ quan hộ tịch thực hiện thay đổi giấy tờ hộ tịch.

– Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục thay đổi giới tính trong các giấy tờ hộ tịch cho người chuyển đổi giới tính.

– Việc thay đổi giấy tờ pháp lý có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật

Cùng với đó, đề xuất lộ trình thực hiện nội dung đào tạo tâm lý về người chuyển đổi giới tính được đưa vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có mã ngành đào tạo về tâm lý chậm nhất đến năm 2025.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư Bình Dương sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Giấy xác nhận chuyển giới” đã được Luật Bình Dương giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật Bình Dương chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới hợp thức hóa lãnh sự. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính đối với trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là gì?

Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính trong trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có giới tính sinh học hoàn thiện;
2. Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
3. Đã được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.”

Người chuyển giới ở Thái Lan có được công nhận tại Việt Nam không?

Căn cứ Điều 37 Bộ luật dân sự 2015 trên quy định về chuyển đổi giới tính như sau:
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Từ đó có thể thấy, nếu bạn sang Thái Lan chuyển đổi giới tính, pháp luật Việt Nam công nhận giới tính mới của họ với đầy đủ các quyền nhân thân.

Có được quyền đăng ký kết hôn khi chuyển giới hay không?

Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật dân sự 2015 quy định chuyển đổi giới tính: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Theo quy định trên đây thì người chuyển giới có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch, có quyền nhân thân phù hợp với giới tính mới. Trong đó có quyền được kết hôn theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles