Tội phá hoại cây trồng bị xử phạt như thế nào?

Trong khoảng thời gian gần đây, xuất hiện rất nhiều các trường hợp do tranh chấp xảy ra mà dẫn đến việc các chủ thể tự ý chặt cây, phá hoại cây trồng trên đất của người khác. Việc làm này không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Tội phá hoại cây trồng bị xử phạt như thế nào? Tội phá hoại cây trồng của người khác có bị xử lý hình sự không? Mức xử phạt hành chính đối với tội phá hoại cây trồng là bao nhiêu? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015

Có được chặt phá rừng để trồng cây lâm sản hay không?

Tại Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định các hành vi bị cấm như sau:

“Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp

  1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
  2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
  3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
  4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
  5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
  6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
  8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
  9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.”
    Như vậy hành vi chặt phá rừng không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi trái với quy định của pháp luật. Hành vi chặt phá rừng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm.

Tội phá hoại cây trồng của người khác có bị xử lý hình sự không?

Việc chặt, phá cây có thể thực hiện một cách công khai hoặc lén lút. Nhưng cho dù bất cứ nguyên nhân mâu thuẫn là gì, bất cứ hình thức chặt phá cây là công khai hay lén lút thì hành vi phá hoại cây cối của người khác đều là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi phá hoại hoa màu không chỉ đơn giản là gây thiệt hại nhỏ về vật chất mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của người người dân, nhất là gây mất an ninh trật tự khu vực nông thôn. 

Nguyên nhân của việc tự ý chặt cây, phá hoại cây trồng trên đất của người khác thường xuất phát từ các mâu thuẫn trong quan hệ xã hội, tranh chấp đất đai khiến các bên xích mích nhau rồi ra tay phá hoại để thỏa mãn cơn giận hoặc do ganh ghét nhau thấy việc trồng cây có hiệu quả nên đố kỵ.

Cây cối, hoa màu cũng là tài sản theo quy định pháp luật. Pháp luật có những quy định, chế tài để bảo vệ quyền sở hữu tài sản đó. Bởi vậy mà tuỳ theo mức độ mà hành vi hủy hoại hoa màu có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự.

Tội phá hoại cây trồng bị xử phạt như thế nào?

Hiện hành, tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt lên đến 15 năm tù. Cụ thể, người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Đối với cá nhân phạm tội hủy hoại rừng

Khung 1:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
  • Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
  • Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);
  • Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);
  • Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
  • Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2:

Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với người có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2);
  • Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
  • Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
  • Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2);
  • Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
  • Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

Khung 3:

Tội phá hoại cây trồng
Tội phá hoại cây trồng

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên;
  • Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông (m2) trở lên;
  • Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên;
  • Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên;
  • Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
  • Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên.

Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội hủy hoại rừng còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân phạm tội hủy hoại rừng

Theo khoản 5 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại rừng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt như sau:

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i khoản 2 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại rừng còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, mức hình phạt cao nhất đối với cá nhân phạm tội hủy hoại rừng có lên đến 15 năm tù. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này, mức hình phạt cao nhất là bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Mức xử phạt hành chính đối với tội phá hoại cây trồng

Theo Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP) thì:

Cá nhân thực hiện hành vi phá rừng trái pháp luật như đã đề cập ở mục 1 (trừ hành vi khai thác rừng trái pháp luật quy định tại Điều 13 Nghị định 35/2019/NĐ-CP) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng.

Đối với tổ chức thực hiện hành vi hủy hoại rừng thì sẽ bị xử phạt gấp đôi (tức là 400.000.000 đồng).

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý, Luật sư Bình Dương với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP. 

Thông tin liên hệ

Luật sư Bình Dương sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tội phá hoại cây trồng” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ Gia hạn thời hạn sử dụng đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp chặt phá rừng trái phép khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Về mặt hình sự thì có thể bị xử lý theo khoản 1 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 về tội hủy hoại rừng, cụ thể như sau: Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;…”
Như vậy, chặt phá rừng trái phép khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các hành vi nêu trên.

Tự ý chặt cây nhà hàng xóm mọc qua nhà mình có được không?

Theo quy định, khi cây cối có nguy cơ đổ sập xuống bất động sản liền kề thì chủ bất động sản liền kề có quyền yêu chủ sở hữu chặt cây. Nếu chủ cây không tự nguyện chặt cây thì có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chặt cây.
Trong trường hợp của bạn, bạn không được tự ý chặt cây của nhà hàng xóm, đầu tiên bạn có thể yêu cầu hàng xóm này chặt cây để đảm bảo an toàn. Nếu người này không đồng ý, bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (chính quyền địa phương) xuống xem xét và chặt cây.

Thuê người chặt cây rừng do Ủy ban tỉnh giao để lấy đất sản xuất nông nghiệp có phạm tội gì không?

Trường hợp của bạn, bạn được UBND tỉnh giao cho việc quản lý, quy hoạch đất có rừng, bạn đã lợi dụng điều này để thuê người chặt cây rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp, tài sản bị chiếm đoạt ở đây là quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí cấu thành tội tham ô khi có một trong những dấu hiệu sau:                                                                                 
+ Giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 
Do đó, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời