Tổng hợp các hành vi vi phạm trong công tác kế toán năm 2023

Kế toán là một nghề nghiệp đòi hỏi nghiệp vụ cao, người hoạt động trong lĩnh vực kế toán về nguyên tắc phải tuân theo những chuẩn mực hành nghề. Tuy nhiên, có thể thấy trên thực tế, có không ít cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán và gây ra những thiệt hại rất nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Pháp luật nước ta đã xây dựng cụ thể về các chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm trên. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, các hành vi vi phạm trong công tác kế toán và mức xử phạt được quy định ra sao? Trách nhiệm của người kế toán được quy định như thế nào? Hành vi nào vi phạm trong công tác kế toán bị xử lý hình sự? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định pháp luật liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Kế toán năm 2015

Trách nhiệm của người kế toán được quy định như thế nào?

Điều 51 Luật Kế toán năm 2015 quy định trách nhiệm của người kế toán như sau:

” Điều 51. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán.

  1. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
  2. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình…. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.”

Trường hợp nếu có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra thì cần phải xem xét kỹ vào vụ việc cụ thể, ví dụ: công ty của bạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là trốn thuế thì việc trốn thuế đó thì bạn chắc chắn phải có trách nhiệm biết được việc trốn thuế đó là do bạn thực hiện vì thông qua công tác và nhiệm vụ là kế toán, bạn nhận thức được các hành vi vi phạm pháp luật và với lỗi cố ý vẫn thực hiện.

Như vậy, trách nhiệm của bạn có hay không sẽ phụ thuộc vào từng vụ việc cụ thể và hành vi vi phạm pháp luật, bạn có trực tiếp hay gián tiếp thực hiện hay không và yếu tố lỗi của bạn trong từng trường hợp là gì bạn nhé!

Trong trường hợp các giấy tờ,sổ sách kế toán đều do bạn là người trưc tiếp ký hoặc lập biểu mẫu thì bạn phải chịu trách nhiệm về những giấy tờ đó theo đúng thẩm quyền của mình và điều kiện phải có chữ ký của kế toán.

Các hành vi vi phạm trong công tác kế toán và mức xử phạt

Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định Các hành vi vi phạm trong công tác kế toán và mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:

TTHành vi vi phạmMức phạt
 LĨNH VỰC KẾ TOÁN
01Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
02Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán
03Áp dụng sai quy định về kỳ kế toán
04Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng
05Sử dụng mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định;3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
06Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán.
07Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu.
08Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn.
09Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.
10Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy.1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
11Sổ kế toán không ghi bằng bút mực (trừ trường hợp đơn vị lựa chọn ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử), ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp.
12Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử).
12Mẫu sổ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định.
13Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán.5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
14Thực hiện sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán thuộc nội dung phải được Bộ Tài chính chấp thuận mà chưa được chấp thuận.
15Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định.5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
16Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
17Không thành lập Hội đồng và không lập “Biên bản để xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được” theo quy định.3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
18Cung cấp không đầy đủ cho đoàn kiểm tra các tài liệu kế toán liên quan đến nội dung kiểm tra.
19Thực hiện không đầy đủ kết luận của đoàn kiểm tra.
20Không lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê hoặc báo cáo kết quả kiểm kê không có đầy đủ chữ ký theo quy định.1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
21Không phản ảnh số chênh lệch và kết quả xử lý số chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế với số liệu sổ kế toán.
22Thuê tổ chức, cá nhân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề kế toán để làm dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
23Không thực hiện bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo thời hạn quy định.
24Không tổ chức bàn giao công tác kế toán khi có thay đổi về người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán.
25Không thông báo theo quy định khi thay đổi kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán.

Các hành vi vi phạm trong công tác kế toán bị xử lý hình sự

Cá nhân nào thực hiện hành vi vi phạm sau đây mà gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự:

– Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán

– Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật

– Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán

– Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán

– Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán

Cũng theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm mà không áp dụng với tổ chức vi phạm.

Hành vi vi phạm trong công tác kế toán
Hành vi vi phạm trong công tác kế toán

Biện pháp xử lý hình sự hành vi vi phạm trong công tác kế toán

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định các tội và hình thức xử lý tội phạm trong lĩnh vực kế toán như sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Đối với các hành vi vi phạm như đã nói ở mục trên gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

Đối với các trường hợp vi phạm:

– Vì vụ lợi

– Có tổ chức

– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt

– Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

Hình phạt bổ sung:

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khuyến nghị:

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp các dịch vụ pháp lý. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hành vi vi phạm trong công tác kế toán” đã được Luật Bình Dương giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật Bình Dương chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ Xác nhận tình trạng hôn nhân. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán bao gồm hình thức nào?

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán:
1. Các hình thức xử phạt chính:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng;
c) Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về sao chụp, niêm phong tài liệu kế toán như thế nào?

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
1. Không thành lập Hội đồng và không lập “Biên bản để xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được” theo quy định.
2. Tài liệu kế toán sao chụp không có đầy đủ chữ ký, đóng dấu (nếu có) của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
3. Tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong tài liệu kế toán không đúng thẩm quyền quy định.
4. Không cung cấp tài liệu kế toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tạm giữ, tịch thu, niêm phong.

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toán như thế nào?

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toán như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán;
b) Thực hiện sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán thuộc nội dung phải được Bộ Tài chính chấp thuận mà chưa được chấp thuận.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời