Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú năm 2022

Đăng ký tạm trú là thủ tục hành chính, trong đó người dân khai báo với cơ quan nhà nước về nơi tạm trú của mình. Việc đăng ký tạm trú nhằm mục đích giúp cho cơ quan nhà nước thực hiện tốt hơn công tác quản lý cư trú. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào chuyển đến nơi khác sinh sống cũng phải đăng ký tạm trú. Vậy theo quy định, trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú? Thủ tục đăng ký tạm trú năm 2022 thực hiện như thế nào? Khi nào phải đăng ký tạm trú? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết “Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú theo quy định?” sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Cư trú 2020

Khái niệm tạm trú

Theo Khoản 9 Điều 3 Luật cư trú 2020 quy định:

“Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.”

Đăng ký tạm trú chính là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

Bạn cần đăng ký tạm trú vì những lý do sau:

  • Đăng ký tạm trú sẽ giúp cơ quan Nhà nước nắm bắt tình hình tạm trú, tạm vắng. Từ đó thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
  • Việc đăng ký tạm trú không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của công dân. Đăng ký tạm trú giúp người dân thuận lợi hơn trong việc thực hiện một số thủ tục như: đầu tư bất động sản; mua nhà; đăng ký sở hữu xe máy, ô tô; vay vốn; đăng ký kinh doanh,…
  • Do đó, đăng ký tạm trú không chỉ thuận tiện cho cơ quan Nhà nước mà còn hỗ trợ công dân hưởng các quyền lợi quan trọng trong đời sống.

Khi nào phải đăng ký tạm trú?

Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký tạm trú như sau:

– Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập; hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

– Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.

– Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú.

Theo đó nếu bạn chuyển đến sinh sống tại chỗ ở mới ngoài phạm vi hành chính cấp xã nơi đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên sẽ phải đăng ký tạm trú. Do đó cha mẹ của bạn chỉ lên ở với bạn từ 3-7 ngày nên sẽ không cần phải đăng ký tạm trú.

Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú?

Theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020, khi công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Như vậy, căn cứ quy định trên, có 02 trường hợp công dân không phải đăng ký tạm trú, bao gồm:

– Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú;

– Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú nhưng dưới 30 ngày.

Tuy nhiên, trong trường hợp đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú nhưng dưới 30 ngày, dù không phải đăng ký tạm trú nhưng người dân phải thực hiện thông báo lưu trú.

Vậy khi đã hiểu rõ về Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú  thì chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc, nếu không phải thuộc trường hợp đăng ký tạm trú thì có phải thực hiện thủ tục gì nữa hay không?

Câu trả lời là: tùy vào trường hợp cụ thể, thủ tục thực hiện khi sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú ban đầu sẽ khác nhau. Trong đó, lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.

Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

Thủ tục đăng ký tạm trú năm 2022

Hiện nay vì Luật cư trú năm 2020 từ ngày 1/7/2021 mới bắt đầu có hiệu lực, nên trong bài viết này chúng tôi sẽ chia làm 02 trường hợp đăng ký tạm trú.

Trường hợp 1: Công dân đăng ký tạm trú trước ngày Luật cư trú 2020 có hiệu lực

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú,  Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm:

– Bản khai nhân khẩu;

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, bao gồm: Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu hoặc Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp,

Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ để chứng minh về chỗ ở hợp pháp theo quy định. Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại Giấy tờ này Khách hàng có thể tham khảo Theo Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP.

– Xuất trình chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu nơi thường trú

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú

Công dân đến nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú
Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký tạm trú

– Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú: Nộp lệ phí và nhận Sổ tạm trú.

– Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Trường hợp 2: Công dân đăng ký tạm trú sau ngày Luật cư trú có hiệu lực

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

– Xuất trình chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu nơi thường trú

Bước 2: Công dân đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.  Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới.

 Thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật Bình Dương về “Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu … thì hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến Luật Bình Dương theo hotline:  0833.102.102 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp

Cùng xã có phải đăng ký tạm trú không?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 55/2021/NĐ-CP quy định về việc xác định mối quan hệ với chủ hộ và giải quyết một số trường hợp trong đăng ký cư trú như sau: Công dân đến sinh sống tại chỗ ở khác trong cùng phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để cập nhật thông tin về nơi ở hiện tại trong Cơ sở dữ liệu về cư trú nếu chỗ ở đó không đủ điều kiện đăng ký thường trú.
Như vậy, nếu cùng xã thì không phải đăng ký tạm trú tuy nhiên bạn phải đến cơ quan đăng ký cư trú để cập nhật thông tin về nơi ở hiện tại.

Điều kiện để đăng ký tạm trú là gì?

Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký tạm trú:
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.”

Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm những gì?

 Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư  56/2021/TT-BCA); đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Đánh giá post

Related Articles

Trả lời