Trường hợp nào phạm nhân không được lao động ngoài trại giam năm 2022?

Trong quá trình bị phạt tù, phạm nhân phải tham gia lao động theo quy định của pháp luật. Phạm nhân có thể lao động trong hoặc ngoài trại giam. Vậy Theo quy định Trường hợp nào phạm nhân không được lao động ngoài trại giam? Quy định về chế độ lao động của phạm nhân như thế nào? Pháp luật quy định Nguyên tắc cho phép phạm nhân được lao động ngoài trại giam là gì? Mời quý khách hàng theo dõi bài viết sau đây của Luật Bình Dương để được cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật thi hành án năm ;

Nghị quyết số 54/2022/QH15

Khái niệm phạm nhân

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

“2. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.”

Theo đó, phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.

Quy định về chế độ lao động của phạm nhân như thế nào?

Phạm nhân đang chấp hành bản án tại các trại giam giữ có quyền tham gia lao động sản xuất theo quy định pháp luật. Căn cứ Điều 32 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định chế độ lao động của phạm nhân như sau:

Một là, phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng;

Hai là, việc lao động của phạm nhân phải chịu sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam;

Ba là, thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần. Phạm nhân được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. 

Trong trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Nếu phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật theo quy định pháp luật;

Bốn là, các trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân trong quá trình làm việc;

Năm là, phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính. Không được bố trí những công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động;

Sáu là, phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì được miễn hoặc giảm thời gian lao động tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam;

Bảy là, phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:

+ Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;

+ Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;

+ Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh và phải được y tế trại giam xác nhận;

+ Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.

.Như vậy, chế độ lao động chung của phạm nhân được quy định theo Luật Thi hành án hình sự 2019 như chúng tôi đã nêu trên

Trường hợp nào phạm nhân không được lao động ngoài trại giam
Trường hợp nào phạm nhân không được lao động ngoài trại giam

Nguyên tắc cho phép phạm nhân được lao động ngoài trại giam là gì?

Nghị quyết 54/2022/NQ-QH15 (hiệu lực từ ngày 01/07/2022 và hết hiệu lực vào ngày 01/07/2027) về thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam có một số quy định liên quan đến hoạt động lao động của phạm nhân ngoài trại giam như sau:

Một là, nguyên tắc tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Nghị quyết 54/2022/NQ-QH15

+ Bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam;

+ Phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân, đồng thời, tạo điều kiện giúp phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án phạt tù;

+ Phạm nhân tham gia hoạt động lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019;

+ Thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam từ kết quả lao động, hướng nghiệp, học nghề của phạm nhân ngoài trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Ngành, nghề tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là ngành, nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi thực hiện tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam các trại giam, ban quản lý trại giam và các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện đúng theo nguyên tắc nêu trên.

Trường hợp nào phạm nhân không được lao động ngoài trại giam

Không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phạm nhân phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

b) Phạm nhân đã bị kết án từ 02 lần trở lên;

c) Phạm nhân tái phạm nguy hiểm;

d) Phạm nhân là người tổ chức trong vụ án đồng phạmvề tội đặc biệt nghiêm trọng;

đ) Phạm nhân có thời gian chấp hành án phạt tù còn lại trên 07 năm;

e) Phạm nhân là người nước ngoài;

g) Phạm nhân đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

h) Phạm nhân dưới 18 tuổi;

i) Phạm nhân từ đủ 60 tuổi trở lên;

k) Phạm nhân đang xếp loại chấp hành án phạt tù loại “Kém”;

l) Phạm nhân đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ hoặc trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc;

m) Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 của Luật Thi hành án hình sự.

Phạm nhân dưới 18 tuổi có được phép ra ngoài trại giam lao động không?

Tại Điều 1 Nghị quyết 54/2022/QH15 quy định thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam thuộc Bộ Công an, theo đó:

4. Không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

h) Phạm nhân dưới 18 tuổi;

5. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam thực hiện thí điểm trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

6. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với trại giam trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

7. Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này.

Theo đó, đối chiếu với quy định này thì người dưới 18 tuổi đang ở trong trại giam lao động không được đưa ra ngoài trại giam lao động.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Bình Dương về vấn đề Trường hợp nào phạm nhân không được lao động ngoài trại giam”. Đội ngũ luật sư của Luật Bình Dương luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến sáp nhập doanh nghiệp, soạn thảo hợp đồng lao động, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký khai sinh không có chứng sinh hoặc vấn đề về đăng ký vay tiền ngân hàng cần những gì…. Hãy liên hệ ngay tới Luật Bình Dương để được các chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ. Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Phạm nhân đã bị kết án từ 02 lần trở lên có được lao động ngoài trại giam?

Theo quy định, không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp phạm nhân đã bị kết án từ 02 lần trở lên.

Cơ quan nào có thẩm quyền thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam?

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam thực hiện thí điểm trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

 Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp nào?

 Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
b) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;
c) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
d) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Articles

Trả lời